CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên nghành, nghề: Kỹ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp
Mã ngành, nghề: 6520201
Trình độ đào tạo: Cao đẳng
Hình thức đào tạo: Chính quy
Đối tượng tuyển sinh: Học sinh tốt nghiệp THPT
(tương đương)
Thời gian đào tạo: 2,5 năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1.
Mục tiêu chung:
Đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp
trong sản xuất, dịch vụ có trình độ cao đẳng nhằm trang bị cho người học nghề
kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công việc của nghề Kỹ thuật lắp
đặt điện và điều khiển trong công nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp
Có khả năng làm việc độc lập và tổ chức
làm việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công
việc
Giải quyết được các tình huống phức tạp
trong thực tế, có đạo đức lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác
phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt
nghiệp
Có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc
làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
a. Kiến thức:
+ Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt
động các loại vật liệu điện, linh kiện điện tử; thiết bị điều khiển;
+ Hiểu được cấu tạo và chức năng ứng
dụng của các thiết bị điện trong công nghiệp;
+ Hiểu được các ký hiệu của thiết bị
điện, điện tử và thiết bị điều khiển tự động;
+ Hiểu được công dụng một số thiết bị
đo lường ứng dụng trong lĩnh vực điện công nghiệp và tự động hóa;
+ Hiểu được quy trình lắp đặt, kiểm
tra vận hành và sữa chữa các thiết bị điện điều khiển tự động;
+ Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt
động của động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha, động cơ điện 1 chiều và động cơ
Servo, động cơ bước;
+ Hiểu được các thiết bị điện và điện
tử ứng dụng để điều khiển động cơ AC, DC;
+ Hiểu được một số sơ đồ nguyên lý
điều khiển động cơ điện 1 chiều, động cơ servo, động cơ bước, động cơ điện xoay
chiều 1 pha và 3 pha;
+ Hiểu nguyên lý hoạt động, hệ thống
điều khiển khí nén và thủy lực;
+ Hiểu được các tiêu chuẩn kỹ thuật ứng
dụng trong lĩnh vực lắp đặt điện và điều khiển tự động;
+ Hiểu được công dụng máy tính ứng dụng
trong lĩnh vực điều khiển tự động;
+ Hiểu được phần mềm PLC ứng dụng để
lập trình điều khiển tự động thiết bị điện công nghiệp;
+ Hiểu được quy tắc an toàn và vận
hành các thiết bị điện trong hệ thống điện công nghiệp;
+ Có kiến thức về anh văn giao tiếp
và anh văn kỹ thuật trong lĩnh vực lắp đặt điện và điều khiển tự động.
b.
Kỹ năng:
+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật trong
lĩnh vực lắp đặt điện và điều khiển tự động;
+ Tính toán và lựa chon các thiết bị
điện để lắp đặt đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong công nghiệp;
+ Sử dụng được một số thiết bị đo lường
ứng dụng trong lĩnh vực lắp đặt điện và điều khiển tự động trong công nghiệp;
+ Lắp đặt, đấu nối, kiểm tra và vận
hành thử hệ thống tủ điện phân phối trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất;
+ Lắp đặt, kiểm tra và vận hành được
các loại động cơ điện AC, DC ứng dụng trong công nghiệp;
+ Lắp đặt, kiểm tra và vận hành được
một số loại cảm biến ứng dụng trong hệ thống điện công nghiệp;
+ Cài đặt được phần mềm PLC ứng dụng
để lập trình điều khiển tự động hóa trong công nghiệp
+ Lập trình được PLC để điều khiển
các thiết bị điện ứng dụng trong hệ thống điện công nghiệp;
+ Lắp đặt, đấu nối, kiểm tra và vận
hành hệ thống thiết bị tự động để điều khiển thiết bị điện công nghiệp theo yêu
cầu công nghệ sản xuất của nhà máy, xí nghiệp;
+ Lắp đặt, kiểm tra và vận hành hệ
thống điều khiển khí nén, thủy lực
+ Kiểm tra, sữa chữa và bảo trì các
thiết bị điện điều khiển ứng dụng trong công nghiệp;
+ Phân tích được các lỗi kỹ thuật về
sự cố của thiết bị trong hệ thống điều khiển tự động khi bị sự cố và loại bỏ hoặc
sữa chữa và hiệu chỉnh;
+ Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ hệ
thống thiết bị điện điều khiển trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất;
+ Tính toán và lập phương án sửa chữa,
thay thế hoặc nâng cấp hệ thống thiết bị điện trong nhà máy, xí nghiệp sản xuất;
+ Tra cứu các tài liệu kỹ thuật bằng
tiếng Anh;
+ Giao tiếp được tiếng
Anh trong lĩnh vực điện;
+ Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công
nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
+ Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực
ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn
của ngành, nghề.
+ Thực hiện các quy tắc an toàn
trong vận hành, sữa chữa và bảo trì hệ thống thiết bị điện công nghiệp.
c.
Chính trị, đạo đức, thể
chất và quốc phòng
-
Chính trị, đạo đức
+ Có hiểu biết một số kiến thức
phổ thông về Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Hiến pháp, Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam
+
Có hiểu biết về đường lối phát triển
kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển công nghiệp của địa
phương, khu vực, vùng, miền
+ Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng
pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao, tỷ mỷ chính xác,
sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các nhà máy,
xí nghiệp sản xuất hoặc công ty kinh doanh về lĩnh vực điện
+ Trung thành với
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
+ Thực
hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến
pháp - Pháp luật
+ Yêu
nghề, có ý thức cộng đồng và tác phong làm việc của một công dân sống trong xã
hội công nghiệp
+ Có
thói quen lao động nghề nghiệp, sống lành mạnh phù hợp với phong tục, tập quán
và truyền thống văn hóa dân tộc
+ Luôn
có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
- Thể chất và quốc
phòng
+ Đủ sức khỏe để
làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công nghiệp
+ Sức
khỏe đạt loại I hoặc loại II theo phân loại của Bộ Y tế
+ Có
hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc
+ Hiểu
biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc
phòng – An ninh
+ Có
ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
+ Sau khi
tốt nghiệp sinh viên sẽ có đủ khả năng tham gia vào các vị trí công việc như: sản
xuất, cán bộ kỹ thuật… hoặc có thể tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình
độ cao hơn,
+ Vận
hành, sữa chữa và bảo trì hệ thống và lắp đặt thiết bị điện công nghiệp tại các
nhà máy, xí nghiệp sản xuất, nhà máy điện với các vị trí việc làm như: Kỹ thuật
viên, nhóm trưởng, tổ trưởng.
+
Thực hiện việc kiểm tra, giám sát các
công đoạn trong dây chuyền sản xuất, đảm bảo thực
hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy phạm, tiêu chuẩn
của ngành bảo trì thiết bị cơ điện cũng như tiêu
chuẩn của quốc gia, quốc tế;
+
Tổ trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng
trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa, kinh doanh và xuất khẩu lao động ….
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa
học:
+
Số lượng môn học, mô đun: 39
+
Khối lượng kiến thức, kỹ năng toàn
khóa học: 3.170 giờ
+
Khối lượng các môn học chung /đại cương:
435 giờ
+
Khối lượng các môn học, mô đun chuyên
môn: 2.735 giờ
+
Khối lượng lý thuyết: 874 giờ; Thực
hành, thực tập, thí nghiệm: 1.970 giờ
+
Thời gian khóa học: 2,5 năm
3. Nội dung chương trình:
Mã
MH/MĐ
|
TÊN MÔN HỌC/MÔ ĐUN
|
Thời gian học tập (giờ)
|
Tổng
số
|
Trong đó
|
Lý
thuyết
|
Thực
hành/
thực tập/
thí
nghiệm/
bài tập/
thảo luận
|
Thi/
Kiểm
tra
|
L10-X1
|
Các môn học chung
|
435
|
157
|
255
|
23
|
L10-01
|
Chính trị
|
75
|
41
|
29
|
5
|
L10-02
|
Pháp luật
|
30
|
18
|
10
|
2
|
L10-03
|
Giáo dục thể chất
|
60
|
5
|
51
|
4
|
L10-04
|
Giáo dục quốc phòng an ninh
|
75
|
36
|
35
|
4
|
L10-05
|
Tin học
|
75
|
15
|
58
|
2
|
L10-06
|
Anh văn giao tiếp 1
|
120
|
42
|
72
|
6
|
L2-2
|
Các môn học, mô đun chuyên
môn
|
2735
|
717
|
1863
|
155
|
II.1
|
Môn học, mô đun cơ sở
|
570
|
234
|
304
|
32
|
L10-50
|
Vẽ kỹ thuật
|
60
|
17
|
41
|
2
|
L10-51
|
Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
|
30
|
20
|
8
|
2
|
L10-52
|
Hệ thống quản lý chất lượng ISO và tổ chức quản lý sản
xuất
|
45
|
30
|
13
|
2
|
L10-55
|
Anh văn giao tiếp 2
|
120
|
40
|
74
|
6
|
L2-2-001
|
Vật liệu kỹ thuật điện
|
45
|
30
|
13
|
2
|
L2-2-002
|
Kỹ thuật điện 1
|
45
|
35
|
7
|
3
|
L2-2-003
|
Khí cụ điện
|
30
|
10
|
18
|
2
|
L2-2-004
|
Vẽ kỹ thuật điện
|
30
|
10
|
18
|
2
|
L2-2-005
|
Kỹ thuật đo lường điện 1
|
45
|
12
|
30
|
3
|
L2-2-006
|
An toàn điện
|
30
|
10
|
18
|
2
|
L2-2-007
|
Kỹ thuật cơ khí cơ bản (hand operation tools)
|
90
|
20
|
64
|
6
|
II.2
|
Môn học, mô đun chuyên môn
|
2165
|
483
|
1559
|
123
|
L32-203-001
|
Điện tử cơ bản
|
30
|
13
|
15
|
2
|
L32-203-002
|
Cung cấp điện
|
60
|
20
|
36
|
4
|
L32-203-003
|
Máy điện
|
60
|
14
|
43
|
3
|
L32-203-004
|
Kỹ thuật truyền động điện
|
45
|
16
|
26
|
3
|
L32-203-005
|
Kỹ thuật lắp đặt điện cơ
bản
|
120
|
25
|
91
|
4
|
L32-203-006
|
Lắp đặt hệ thống thiết bị
tiếp địa và chống sét 1
|
30
|
8
|
18
|
4
|
L32-203-008
|
Kỹ thuật điều khiển tự động
hóa 1
|
120
|
39
|
71
|
10
|
L32-203-009
|
Phân tích bản vẽ điện theo tiêu chuẩn quốc tế
|
45
|
13
|
26
|
6
|
L32-203-010
|
Lắp đặt hệ thống thiết bị
điều khiển điện trong công nghiệp 1
|
60
|
20
|
36
|
4
|
L32-203-011
|
Kỹ thuật đấu nối, kiểm tra
và vận hành mạch điện điều khiển ứng dụng trong công nghiệp 1
|
150
|
28
|
112
|
10
|
L32-203-012
|
Anh văn chuyên ngành điện
|
90
|
13
|
71
|
6
|
L32-203-013
|
Lắp đặt truyền tải và phân
phối điện năng
|
90
|
30
|
52
|
8
|
L42-203-001
|
Kỹ thuật cảm biến công nghiệp
|
90
|
24
|
63
|
3
|
L42-203-002
|
Kỹ thuật điện 2
|
30
|
10
|
16
|
4
|
L42-203-003
|
Sửa chữa và bảo dưỡng máy
điện
|
90
|
12
|
75
|
3
|
L42-203-004
|
Kỹ thuật điện lạnh
|
60
|
18
|
37
|
5
|
L42-203-005
|
Kỹ thuật đo lường điện 2
|
45
|
18
|
23
|
4
|
L42-203-006
|
Lắp đặt hệ thống thiết bị
tiếp địa và chống sét 2
|
30
|
6
|
21
|
3
|
L42-203-010
|
Lắp đặt hệ thống thiết bị
điều khiển điện trong công nghiệp 2
|
180
|
44
|
128
|
8
|
L42-203-011
|
Kỹ thuật đấu nối, kiểm tra
và vận hành mạch điện điều khiển ứng dụng trong công nghiệp 2
|
180
|
48
|
121
|
11
|
L42-203-012
|
Lắp đặt và điểu khiển hệ
thống thủy lực
|
120
|
24
|
88
|
8
|
L42-203-050
|
Thực tập tốt nghiệp/Bài tập dự án (Final Engineering
project)
|
440
|
40
|
390
|
10
|
TỔNG CỘNG
|
3170
|
874
|
2118
|
178
|