CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Tên ngành, nghề: BẢO TRÌ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN
Mã ngành, nghề: 5520149
Trình độ đào
tạo: Trung Cấp
Hình thức đào
tạo: Chính quy
Đối tượng
tuyển sinh: Học sinh tốt
nghiệp THCS (tương đương)
Thời gian đào tạo: 1,5
năm
1. Mục tiêu đào tạo
1.1. Mục tiêu chung:
Đào tạo
nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có trình độ trung cấp nhằm
trang bị cho người học nghề kiến thức chuyên môn và năng lực thực hành các công
việc của nghề Bảo trì thiết bị cơ điện trong lĩnh vực công nghiệp, có khả năng làm việc độc lập và tổ chức làm
việc theo nhóm; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công
việc; giải quyết được các tình huống phức tạp trong thực tế; có đạo đức lương
tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ,
tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm,
tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn. đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a.
Kiến
thức:
+
Hiểu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động các
loại vật liệu điện, linh kiện điện tử;
+
Giải thích được cấu tạo và chức năng ứng dụng
của các thiết bị điện công nghiệp;
+
Hiểu được các ký hiệu của thiết bị điện và điện
tử;
+
Hiểu được công dụng một số thiết bị đo lường ứng
dụng trong lĩnh vực điện công nghiệp;
+
Hiểu được quy trình lắp đặt, kiểm tra và vận
hành hệ thiết bị điện công nghiệp;
+
Hiểu được quy trình bảo trì và sữa chữa các
thiết bị điện công nghiệp;
+
Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động
của động cơ điện xoay chiều 1 pha và 3 pha, động cơ điện 1 chiều và động cơ Servo, động cơ
bước;
+
Hiểu được chức năng các thiết bị điện và điện
tử ứng dụng để điều khiển động cơ AC, DC;
+
Giải thích được một số sơ đồ nguyên lý điều
khiển động cơ điện 1 chiều, động cơ servo, động cơ bước, động cơ điện xoay chiều
1 pha và 3 pha;
+
Hiểu được công dụng máy tính ứng dụng trong
lĩnh vực điện công nghiệp;
+
Hiểu được một số phần mềm ứng dụng thiết kế mạng
điện công nghiệp;
+
Đọc
hiểu được các thông số kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ điện của nhà
sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
+
Mô
tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành các
thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
+ Giải thích được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch
bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện theo thời gian; dự trù thiết bị, phụ tùng
thay thế
+
Lắp
đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ điện trong các cơ sở
sản xuất ở mức độ trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan;
+
Hiểu được một số phần mềm ứng dụng để lập
trình điều khiển tự động thiết bị điện công nghiệp (PLC, LOGO...);
+
Thực
hiện được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự
phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện
hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;
+
Hiểu được chức năng các thiết bị điện ứng dụng
lắp đặt trong nhà máy điện;
+
Hiểu được quy tắc an toàn và vận hành các thiết
bị điện trong hệ thống điện công nghiệp;
+
Có kiến thức về anh văn giao tiếp và anh văn kỹ
thuật trong lĩnh vực điện
b.
Kỹ năng:
+
Vận
dụng được kiến thức cơ sở chuyên ngành về cơ khí, điện và điện tử vào việc tiếp
thu các kiến thức chuyên môn và thực hành bảo trì thiết bị cơ điện trong các cơ
sở sản xuất;
+
Giải
thích được nội dung các công việc trong quy trình lắp đặt, kiểm tra, hiệu
chỉnh, vận hành và bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện như các máy công cụ và máy
công nghiệp dùng chung;
+
Đọc
hiểu được các thông số kỹ thuật kèm theo hệ thống các thiết bị cơ điện của nhà
sản xuất bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh;
+
Mô
tả được cấu tạo, nguyên lý làm việc và các yêu cầu kỹ thuật khi vận hành các
thiết bị cơ điện trong các cơ sở sản xuất cơ khí;
+
Giải
thích được nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch bảo trì hệ thống thiết bị cơ
điện theo thời gian; dự trù thiết bị, phụ tùng thay thế.
+
Lắp
đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ điện trong các cơ sở
sản xuất ở mức độ trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan;
+
Thực
hiện được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ, bảo dưỡng dự
phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống thiết bị cơ điện
hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;
+
Giám
sát được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi tiết trong các hệ
thống truyền động cơ khí, điện, thủy lực, khí nén, cơ cấu an toàn và phanh hãm
trong quá trình vận hành;
+
Theo
dõi tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và xử lý kịp thời
những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện;
+
Xử
lý được các sự cố kỹ thuật điển hình và phổ biến, thay thế các chi tiết và bộ
phận hư hỏng đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ
thống;
+
Lập
được hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ điện sau khi bảo trì;
+ Kèm cặp và hướng dẫn được người có trình
độ thấp hơn.
+
Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công
nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
+
Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực
ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn
của ngành, nghề.
c. Chính trị, đạo đức, thể chất và quốc phòng
-
Chính
trị, đạo đức
+
Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát
triển đất nước, hiểu được pháp
luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn
lên và tự hoàn thiện.
+
Có tác phong công
nghiệp
+
Có
trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết công việc hợp lý.
+
Có
ý thức học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu
công việc.
- Thể chất và
quốc phòng
+
Hiểu
biết và luôn rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+
Đủ
sức khỏe để làm việc lâu dài trong điều kiện năng động của các xí nghiệp công
nghiệp
+
Sức
khỏe đạt loại I hoặc loại II theo phân loại của Bộ Y tế
+
Có
hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc
+
Hiểu
biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc
phòng – An ninh
+
Có
ý thức tổ chức kỹ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
1.3. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp:
+
Sau
khi tốt nghiệp sinh viên sẽ có đủ khả năng tham gia vào các vị trí công việc
như: sản xuất, cán bộ kỹ thuật… hoặc có thể tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học
lên trình độ cao hơn, cụ thể các vị trí:
+
Vận hành, sữa chữa và bảo trì hệ thống thiết bị
điện công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, nhà máy điện với các vị
trí việc làm như: Kỹ thuật viên, nhóm trưởng, tổ trưởng.
+
Thực
hiện việc kiểm tra, giám sát các công đoạn trong dây chuyền sản xuất,
đảm bảo thực hiện đúng quy trình công nghệ với các điều kiện kỹ thuật, quy
phạm, tiêu chuẩn của ngành bảo
trì thiết bị cơ điện cũng như tiêu
chuẩn của quốc gia, quốc tế;
+
Tổ
trưởng sản xuất, quản đốc phân xưởng trong các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp,
sửa chữa, kinh doanh ….
2. Khối lượng kiến thức và thời gian khóa học:
+
Số
lượng môn học, mô đun: 30
+
Khối
lượng kiến thức, kỹ năng toàn khóa học: 1.715
giờ
+
Khối
lượng các môn học chung /đại cương: 255 giờ
+
Khối
lượng các môn học, mô đun chuyên môn: 1.460 giờ
+
Khối
lượng lý thuyết: 499 giờ; Thực hành, thực tập, thí nghiệm: 1.216 giờ
+
Thời
gian khóa học: 1,5 năm
3. Nội dung chương trình:
Mã MH/MĐ
|
TÊN MÔN HỌC/MÔ
ĐUN
|
Thời gian học
tập (giờ)
|
Tổng
số
|
Trong đó
|
Lý
thuyết
|
Thực hành/
thực tập/
thí nghiệm/
bài tập/
thảo luận
|
Thi/
Kiểm
tra
|
L10-X1
|
Các
môn học chung
|
255
|
94
|
148
|
13
|
L10-01
|
Chính
trị
|
30
|
15
|
13
|
2
|
L10-02
|
Pháp
luật
|
15
|
9
|
5
|
1
|
L10-03
|
Giáo
dục thể chất
|
30
|
4
|
24
|
2
|
L10-04
|
Giáo
dục quốc phòng an ninh
|
45
|
21
|
21
|
3
|
L10-05
|
Tin
học
|
45
|
15
|
29
|
1
|
L10-06
|
Anh
văn giao tiếp 1
|
90
|
30
|
56
|
4
|
L2-2
|
Các
môn học, mô đun chuyên môn
|
1460
|
405
|
975
|
80
|
I.1
|
Môn
học mô đun cơ sở
|
405
|
164
|
217
|
24
|
L10-50
|
Vẽ kỹ thuật
|
60
|
17
|
41
|
2
|
L10-51
|
Kỹ
thuật an toàn và bảo hộ lao động
|
30
|
20
|
8
|
2
|
L2-2-001
|
Vật liệu kỹ thuật điện
|
45
|
30
|
13
|
2
|
L2-2-002
|
Kỹ
thuật điện 1
|
45
|
35
|
7
|
3
|
L2-2-003
|
Khí cụ điện
|
30
|
10
|
18
|
2
|
L2-2-004
|
Vẽ kỹ thuật điện
|
30
|
10
|
18
|
2
|
L2-2-005
|
Kỹ thuật đo lường điện 1
|
45
|
12
|
30
|
3
|
L2-2-006
|
An
toàn điện
|
30
|
10
|
18
|
2
|
L2-2-007
|
Kỹ
thuật cơ khí cơ bản (hand operation tools)
|
90
|
20
|
64
|
6
|
II.2
|
Môn học, mô đun chuyên môn
|
1055
|
241
|
758
|
56
|
L32-204-001
|
Điện tử cơ bản
|
30
|
13
|
15
|
2
|
L32-204-002
|
Cung
cấp điện
|
45
|
16
|
27
|
2
|
L32-204-003
|
Máy điện
|
45
|
14
|
29
|
2
|
L32-204-004
|
Kỹ thuật truyền động điện
|
30
|
12
|
16
|
2
|
L32-204-005
|
Kỹ thuật lắp đặt điện cơ bản
|
90
|
21
|
65
|
4
|
L32-204-006
|
Lắp đặt hệ thống thiết bị tiếp địa và
chống sét 1
|
30
|
8
|
18
|
4
|
L32-204-008
|
Kỹ thuật điều khiển tự động hóa 1
|
90
|
28
|
58
|
4
|
L32-204-009
|
Phân
tích bản vẽ điện theo tiêu chuẩn quốc tế
|
45
|
13
|
26
|
6
|
L32-204-011
|
Kỹ thuật đấu nối, kiểm tra và vận hành
mạch điện điều khiển ứng dụng trong công nghiệp 1
|
150
|
28
|
112
|
10
|
L32-204-012
|
Anh
văn chuyên ngành điện
|
60
|
12
|
46
|
2
|
L32-204-014
|
Bảo trì thiết bị điện dân dụng
|
30
|
6
|
22
|
2
|
L32-204-015
|
Bảo trì thiết bị điện công nghiệp
|
30
|
8
|
20
|
2
|
L32-204-016
|
Bảo trì máy điện
|
30
|
12
|
16
|
2
|
L32-204-017
|
Theo dõi quá trình hoạt động của thiết
bị
|
30
|
10
|
18
|
2
|
L32-204-050
|
Thực
tập tốt nghiệp//Bài tập dự án
|
320
|
40
|
270
|
10
|
TỔNG CỘNG:
|
1715
|
499
|
1123
|
93
|