• Tổng quan Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2

    Tổng quan Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2


    Với diện tích đất 12 ha trường đã và đang xây dựng các khu nhà cao tầng, các trung tâm, xưởng thực hành... nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập tăng cao trong những năm sắp tới. Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp

    Kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cắt gọt kim loại

    Kỹ thuật viên Cắt gọt kim loại


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cơ khí xây dựng

    Kỹ thuật viên Cơ khí xây dựng


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA 2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cơ điện tử

    Kỹ thuật viên Cơ điện tử


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thực hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA 2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Giới thiệu chung

    Giới thiệu chung


    Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 là trường công lập thuộc Bộ Xây dựng Xem tiếp

Cao đẳng nghề nâng cao quốc tế

Công nghệ kỹ thuật cơ khí Hàn

09:53 | 23/10/2018

BOÄ XAÂY DÖÏNG

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ SƯ THỰC HÀNH

 

Tên nghề: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CƠ KHÍ HÀN

Mã chương trình quốc tế: Edexcel BTEC Level 6 Diploma in Engineering

(Mechanical  Engineering), Programme Code:

Trình độ: Kỹ sư thực hành

Bậc 6 theo khung bằng cấp của Châu Âu - EQF

Cơ quan cấp bằng: Pearson của Vương Quốc Anh;

Đối tượng học: Học sinh tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc tương đương;

+ Bằng Cao đẳng, hệ nâng cao quốc tế trong nước theo Quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;

+ Bằng Kỹ Sư Thực Hành (BTEC Level 6 Diplomas in Engineering ) do Pearson cùng với trường Cao đẳng công nghệ quốc tế LILAMA2 cấp có giá trị quốc tế;

Hình thức đào tạo: Chính quy

I. Mục tiêu đào tạo

1.1 Kiến thức và kỹ năng chuyên môn

a. Yêu cầu về kiến thức chuyên môn:

-   Giải thích được các vị trí hàn (1G, 2G, 3G, 4G, 1F, 2F, 3F, 4F, 5G, 6G, 6GR).

-   Đọc được các ký hiệu vật liệu hàn, vật liệu cơ bản.

-   Trình bày được phạm vi ứng dụng của các phương pháp hàn (SMAW, MIG/MAG, FCAW, SAW, TIG).

-   Đọc được, hiểu được quy trình hàn áp dụng vào thực tế của sản xuất.

-   Trình bày được cấu tạo và nguyên lý, quy trình vận hành các trang thiết bị hàn (SMAW, MAG/MIG, FCAW, SAW…), plasma, Robot hàn, hàn cần cột ứng dụng trong công nghiệp.

-   Trình bày được các thông số chế độ hàn đối với các phương pháp hàn (SMAW, MIG/MAG, FCAW, SAW, TIG…).

-   Trình bày được các khuyết tật của mối hàn (SMAW, MIG/MAG, FCAW, SAW, TIG), giải thích được nguyên nhân và biện pháp phòng tránh cho mỗi loại khuyết tật.

-   Trình bày và giải thích được các quy trình hàn theo các phương pháp hàn (SMAW, MIG/MAG, FCAW, SAW, TIG).

-   Phân tích được quy trình kiểm tra ngoại dạng mối hàn theo tiêu chuẩn Quốc tế (AWS, ASME, ISO 5817).

-   Hiểu được các biện pháp an toàn phòng cháy, chống nổ và cấp cứu người khi bị tai nạn xẩy ra. 

-   Hiểu được các thuật ngữ tiếng anh trong lĩnh vực hàn.

-   Hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các máy công cụ và máy điều khiển số: tiện, phay, khoan, mài, cắt,…

-   Hiểu quy trình chế tạo sản phẩm ứng dụng trong công nghiệp.

-   Hiểu quy trình quản lý chất lượng sản phẩm ứng dụng trong công nghiệp.

-   Hiểu đượng kiến thức về phương trình vi phân và phương trình sai phân từng phần.

-   Hiểu được kỹ thuật và kỹ năm yêu cầu cho việc quản lý dự án hiệu quả.

-   Hiểu được mối quan hệ giữa lãnh đạo và quản lý.

b. Yêu cầu kỹ năng chuyên môn: 

-   Vận hành, điều chỉnh được chế độ hàn trên máy hàn (SMAW, MIG/MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG).

-   Đấu nối thiết bị hàn (SMAW, MIG/MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG) một cách thành thạo.

-   Chọn được chế độ hàn hợp lý cho các phương pháp hàn (SMAW, MIG/MAG/MIG, FCAW, SAW, TIG).

-   Hàn được các mối hàn bằng phương pháp hàn Hồ quang tay (SMAW), có kết cấu đơn giản đến phức tạp, như mối hàn góc (1F – 4F),  mối hàn giáp mối từ (1G – 4G), mối hàn ống từ vị trí hàn (1G, 2G, 5G, 6G) của thép các bon thường, có chất lượng mối hàn  theo yêu cầu kỹ thuật của bản vẽ.

-   Hàn được các mối hàn MIG/MAG/FCAW vị tri hàn 1F - 3F, 1G - 4G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

-   Hàn được các mối hàn TIG căn bản đến nâng cao.

-   Hàn được các mối hàn SAW vị trí 1F, 2F, 1G đảm bảo yêu cầu kỹ thuật

-   Hàn được thép hợp kim có xử lý nhiệt theo tiêu chuẩn ASME.

-   Sửa chửa được các mối hàn bị sai hỏng, xác định được nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay đề phòng.

-   Kiểm tra được chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn ISO, AWS, ASME…

-   Thực hiện các trình tự hàn và các công việc một cách đồng thời với sự tuân thủ các quy trình hiện hành và có liên quan về an toàn, sức khỏe và bảo vệ môi trường;

-   Vận hành các máy công cụ và máy điều khiển số như: máy tiện, phay, máy khoan, máy mài, máy cắt, máy lốc,..;

-   Chế tạo các chi tiết máy trên máy công cụ và máy điều khiển số;

-   Thiết kế các chi tiết máy trên máy tính (sử dụng phần mềm chuyên ngành);

-   Chế tạo các sản phẩm cơ khí như các chi tiết máy, kết cấu thép.

-   Thực hiện giám sát và kiểm tra thường xuyên qua việc áp dụng những quy định về kiểm soát chất lượng hiện hành;

-   Biết bảo dưỡng dụng cụ thiết bị của nghề hàn.

-   Quản lý, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công việc của cá nhân, tổ, nhóm lao động.

-   Ứng dụng được kiến thức chuyên môn và kỹ năng phân tích để nghiên cứu, sử lý vấn đề nhằm hoàn thành đồ án chuyên ngành.

-   Tìm ra các giải pháp thiết kế theo đề suất và thông số kỹ thuật của các sản phẩm kỹ thuật cơ khí.

-   Thiết kế được thuật toán và lập trình trên phần mềm Matlab để mô hình hóa và mô phỏng các hệ thống động học kỹ thuật .

-   Ứng dụng được kiến thức về lãnh đạo và quản lý vào việc tổ chức thực hiện công việc.

-   Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

-   Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 3/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

c. Vị trí làm việc trong công nghiệp sau khi tốt nghiệp

-   Sau khi tốt nghiệp, người học có đủ kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc trong lĩnh vực cơ khí công nghiệp như: kỹ thuật viên, nhóm trưởng, tổ tưởng, giám sát kỹ thuật và kiểm tra chất lượng.

 1.2 Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:
 a. Chính trị, đạo đức:

-   Có hiểu biết một số kiến thức phổ thông về chủ nghĩa Mác – Lê nin; Tư tưởng Hồ Chí Minh;

-   Hiểu biết Hiến pháp, Pháp luật, quyền và nghĩa vụ của người công dân nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;

-   Có hiểu biết về đường lối phát triển kinh tế của Đảng, thành tựu và định hướng phát triển của ngành cơ khí;

-   Có hiểu biết về truyền thống tốt đẹp của giai cấp công nhân Việt Nam;

-   Trung thành với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người công dân; sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật;

-   Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật, yêu nghề; có kiến thức bảo vệ môi trường, cộng đồng của một công dân sống trong xã hội công nghiệp; lối sống lành mạnh phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hoá dân tộc.

b.   Thể chất và quốc phòng:

-   Đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế;

-   Có hiểu biết về các phương pháp rèn luyện thể chất;

-   Hiểu biết những kiến thức, kỹ năng cơ bản cần thiết trong chương trình Giáo dục quốc phòng - an ninh;

-   Có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.

II. Thời gian đào tạo của khóa học:

2. 1 Thời gian toàn khoá học

-   Thời gian đào tạo: 4 năm

-   Thời gian học tập: 160 tuần

-   Thời gian khóa học: 4680 giờ

-   Thời gian ôn, kiểm tra kết thúc mô đun và thi tốt nghiệp: Theo quy định của Pearson.

2.2 Phân bổ thời gian thực học:

-    Các mô đun theo tiêu chuẩn của Pearson: 3300 giờ

-    Các môn học/mô đun chung, cơ sở và chuyên ngành của Việt Nam: 1380 giờ

 III. Kết cấu chương trình

3.1 Các mô đun theo tiêu chuẩn của BTEC Pearson UK.
 

TT

Mã Mô đun

Tên Mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

1

L4-111-BT 01

Engineering Design

Thiết kế kỹ thuật

150

2

L4-111-BT 02

Engineering  Maths

Toán kỹ thuật

150

3

L4-111-BT 03

Engineering Science

Khoa học kỹ thuật

150

4

L4-111-BT 04

Managing a profession engineering Project

Quản lý dự án kỹ thuật chuyên nghiệp

150

5

L4-111-BT 08

Mechanical Principles

Nguyên lý cơ học

150

6

L4-111-BT 13

Fundamentals of thermodynamics and Heat Engines

Các nguyên lý cơ bản của nhiệt động lực học và động cơ nhiệt

150

7

L4-111-BT 10

Mechanical Workshop Practice

Thực hành xưởng cơ khí

150

8

L4-111-BT 23

Computer Aided Design and Manufacture

Thiết kế và chế tạo với sự hỗ trợ của máy vi tính

150

9

L5-111-BT 34

Research Project

Đồ án nghiên cứu

300

10

L5-111-BT 35

Professional Engineering management

Quản lý kỹ thuật chuyên nghiệp

150

11

L5-111-BT 36

Advanced Mechanical Principles

Nguyên lý cơ học nâng cao

150

12

L5-111-BT 37

Virtual Engineering

Kỹ thuật ảo

150

13

L5-111-BT 39

Further Mathematics

Toán nâng cao

150

14

L5-111-BT 49

Lean Manufacturing

Sản xuất tinh gọn

150

15

L5-111-BT 50

Advanced Manufacturing Technology

Công nghệ chế tạo nâng cao

150

16

 

L6-111-BT 01

 

Major Project

Đồ án chuyên ngành

300

17

 

L6-111-BT 04

 

Mechanical Engineering Design

Thiết kế kỹ thuật cơ khí

150

18

 

L6-111-BT 07

 

Modeling and Simulation for Engineers

Mô hình hóa và mô phỏng trong kỹ thuật

150

19

 

L6-111-BT BR10

 

Project Management for Engineering

Quản lý dự án kỹ thuật

150

20

 

L6-111-BT BR5

 

Management And Leadership

Kỹ năng Quản lý và lãnh đạo

150

Sum

3300

 

3.2 Các môn học/mô đun chung, cơ sở và chuyên ngành của Việt Nam. 

3.2.1. Các môn học chung.

 

TT

Mã Mô đun

Tên Mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

1

L10-01

Chính trị

90

2

L10-02

Pháp luật

30

3

L10-03

Giáo dục thể chất

60

4

L10-04

Giáo dục quốc phòng

75

5

L10-05

Tin học

75

6

L10-06

Tiếng anh giao tiếp 1

120

Tổng cộng

450

 

3.2.2 Các môn học/ mô đun cơ sở và chuyên ngành

 

TT

Mã môn học/ mô đun

Tên môn học/ mô đun

Thời gian đào tạo (giờ)

1

L10-55

Anh văn giao tiếp 2

120

2

L10-56

Anh văn giao tiếp 3

120

3

L21-007

Kỹ thuật cơ khí cơ bản (Hand operation tools)

90

4

L31-111-002

Tiếng Anh chuyên ngành hàn

60

5

L31-111-005

Hàn hồ quang dây lõi thuốc (FCAW)

45

6

L31-111-006

Hàn TIG

45

7

L41-111-002

Hàn  MIG/MAG nâng cao

45

8

L41-111-003

Hàn ống công nghệ

90

9

L41-111-004

Rô bốt hàn, Hàn laser, plasma, Điện trở

45

10

L41-111-006

Hàn tự động dưới lớp thuốc (SAW)

30

11

L41-111-009

Kiểm tra và đánh giá chất lượng mối hàn theo tiêu chuẩn quốc tế

60

12

L51-101-050

Thực tập tốt nghiệp

180

Tổng cộng

930

 

  

1900886841
Lilama2.pdaotao@gmail.com
Hỏi đáp
Thiết kế website trường học
thegioixinh.net thienhaso.com