Ngày nay
xu hướng đào tạo của các trường cao đẳng là đào tạo nguồn nhân lực có trình độ,
kỹ năng chuyên môn theo hướng ứng dụng thực tế, đảm bảo người học sau khi ra
trường có thể bắt tay ngay vào làm việc tại doanh nghiệp, để đạt được mục tiêu
này thì quá trình tiếp xúc thực tế, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp đối với
người học là cần thiết.
Sáng ngày
06.05.2021 công ty YKK Việt Nam (YKK) đến
và tham quan hệ thống phòng học, xưởng thực hành Khoa Cơ điện
tử – Viễn thông – Tin học, Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc
tế Lilama 2 (Lilama 2). Về phía nhà trường tham dự buổi họp có thầy
TS. Lê Quang Trung – Phó Hiệu trưởng, thầy Hồ Dự Luật – Trưởng khoa Cơ điện tử –
Viễn thông – Tin học, cùng các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Cơ đện tử, Văn
phòng đại diện tổ chức GIZ gồm ông Frank, ông An. Về phía công ty có đại diện
Quản lý phòng kỹ thuật và Phòng đào tạo YKK Việt Nam, để thảo luận và thống nhất về chương trình đào
tạo phối hợp theo mô hình CVT giữa Nhà
trường và Doanh nghiệp.
Phát biểu
trong buổi thảo luận, TS. Lê Quang Trung nhấn mạnh tầm quan trọng của chương
trình liên kết đào tạo học và làm việc tại Doanh nghiệp, trong chương trình đào
tạo này người học sẽ được đào tạo tại nhà trường các kiến thức và kỹ năng thực
hành từ cơ bản đến nâng cao các môn chuyên môn nghề. Về phía doanh nghiệp lựa
chọn các modul trong chương trình đào tạo sao cho phù hợp với vị trí việc làm và dây chuyền sản xuất
của công ty để đào tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng, để sau khi các em tốt
nghiệp có thể quay lại công ty làm việc mà không cần phải đào tạo lại.
Trong phần
thảo luận, chị Bùi Thị Châm - Trưởng phòng Đào tạo của Công ty YKK Việt Nam cho
biết công ty làm việc theo văn hóa Nhật, mong muốn tại trường Lilama 2 sẽ đào tạo
cho người học thêm kiến thức kỹ năng mềm và kỹ thuật an toàn lao động theo tiêu
chuẩn 5S. Ngoài ra công ty YKK cũng rất mong muốn được Nhà trường hỗ trợ đào tạo
cán bộ nòng cốt tại doanh nghiệp đạt chuẩn phương pháp sư phạm nghề.
Anh
Hoàng Anh Tuấn - Quản lý kỹ thuật công ty YKK cho biết, trang thiết bị tại Khoa
Cơ điện tử đã đáp ứng được cho người học kiến thức và kỹ năng thực hành chuyên
môn nghề Cơ điện tử, nhưng tại mỗi doanh nghiệp sẽ có những dây chuyền sản xuất
khác nhau, vì thế người học cần phải học tập và làm việc tại doanh nghiệp để phù
hợp với dây chuyền sản xuất của công ty.
Thầy Hồ
Dự Luật – Trưởng Khoa cho biết, qua sự tham quan và khảo sát dây chuyền sản xuất
tại Công ty YKK, Thầy đề xuất chương trình đào tạo phù hợp là module 09: “Thiết
lập, lắp đặt và vận hành hệ thống cơ điện tử” và modul 10: “Bảo trì và sửa chữa
hệ thống cơ điện tử”.
Đại diện
GIZ, ông Frank cho biết đồng ý hoàn toàn với thầy Luật sẽ đào tạo cho sinh viên
2 module này tại doanh nghiệp bởi vì 2 module này tập trung đào tạo cho người học
vị trí việc làm bảo trì và vận hành hệ thống cơ điện tử phù hợp với dây chuyền
sản xuất của công ty YKK.
Tổng kết
thảo luận, TS Lê Quang Trung gửi lời cảm ơn trân trọng đến Công ty YKK đã quan
tâm đến nhà trường và hỗ trợ đào tạo nâng cao kỹ thuật tay nghề cho người học.
Kết quả đạt được của chương trình rất hứa hẹn và chắc chắn sẽ còn tốt hơn nữa nếu
chương trình được đẩy mạnh hợp tác, đồng hành của doanh nghiệp đem lại lợi ích
thiết thực cho cả sinh viên, Nhà trường và Doanh nghiệp.
Ảnh
các vị đại biểu tham dự thảo luận chương trình