Chuẩn đầu ra ngành Bảo trì thiết bị cơ điện
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU,
YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC
MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC
SAU KHI TỐT NGHIỆP
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU
VỀ NĂNG LỰC
MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: BẢO TRÌ THIẾT BỊ CƠ ĐIỆN
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu
chung về ngành, nghề
Bảo trì thiết bị cơ điện trình độ cao
đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các
công việc chăm sóc, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lý sự cố nhằm
duy trì sự hoạt động ổn định, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các hệ thống thiết thiết bị cơ điện,
đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt
Nam.
Người làm nghề Bảo trì thiết bị
cơ điện làm việc tại các phân xưởng cơ khí của công ty, doanh nghiệp sản xuất; đơn vị dịch vụ sửa
chữa và bảo trì thiết bị cơ điện; bộ phận chăm sóc khách hàng
của các đơn vị, công ty, doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện.
Các nhiệm vụ chính của
nghề: thực hiện việc
tổ chức, tiếp nhận, lắp đặt thiết bị và chuyển giao công nghệ; theo dõi tình
trạng kỹ thuật của thiết bị phát hiện, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thường
gặp của thiết bị; thực hiện bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng, sửa chữa định
kỳ; lập kế hoạch và theo dõi bảo trì; phối hợp, tham gia quản lý thiết bị; tư
vấn về sửa chữa, thay thế chi tiết hay bộ phận của thiết bị; kèm cặp công nhân
bậc thấp sau khi tích luỹ kinh nghiệm nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.140 giờ (tương đương 76
tín chỉ).
2. Kiến thức
- Phân tích được
mối quan hệ giữa cấu tạo, nguyên lý làm việc và tình trạng kỹ thuật của thiết
bị cơ điện, phát hiện nguyên nhân sự cố đơn giản và phức tạp, đưa ra các
giải pháp khắc phục sự cố;
- Phân tích được phương pháp tính toán, xây
dựng được phương án công nghệ bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa… sự cố đơn giản
và phức tạp đảm bảo cho thiết bị cơ điện làm việc ổn định;
- Trình bày được các đặc tính kỹ thuật cần kiểm tra, hiệu chỉnh khi chạy
thử không tải, chạy thử có tải và các yêu cầu kỹ thuật của hệ thống thiết bị
cơ điện;
- Giải thích
được nguyên tắc, các bước khi nhận nhiệm vụ lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra
thiết bị mới, vận hành thử và cách lập biên bản bàn giao thiết bị cơ điện;
- Giải thích được nội dung các công việc trong quy trình lắp đặt, vận hành
và bảo dưỡng hệ thống thiết bị cơ điện;
- Trình bày
được cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phạm vi áp dụng của một số máy điều khiển
số;
- Phân tích được các quy ước, ký hiệu và các yêu cầu kỹ
thuật của bản vẽ lắp hệ thống thiết bị cơ điện;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính
trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất
theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc được các
bản vẽ lắp và các tài liệu liên quan đến công tác bảo dưỡng, bảo trì,
sửa chữa;
- Tính toán,
xây dựng được phương án công nghệ bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa… sự cố đơn
giản và phức tạp đảm bảo cho thiết bị cơ điện làm việc ổn định;
- Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ khí trong các
cơ sở kinh doanh bảo hành thiết bị cơ khí và cơ sở sản xuất cơ khí ở mức độ
trung bình khi có đủ tài liệu kỹ thuật liên quan;
- Tổ chức và giám sát được công tác bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định
kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ các thiết bị cơ điện để duy trì hệ thống
thiết bị hoạt động ổn định, đảm bảo các thông số kỹ thuật;
- Đánh giá được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị cơ điện sau khi
lắp đặt, vận hành và sau bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ;
- Giám sát, đánh giá được tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi
tiết trong các hệ thống truyền động cơ điện, hệ thống điều khiển, hệ thống thủy
lực, khí nén,... trong quá trình vận hành;
- Giám sát, đánh giá được tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động,
phát hiện và xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện;
- Xử lý được các sự cố kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất, lập
được các phương án thay thế chi tiết và bộ phận hư hỏng đúng yêu cầu kĩ thuật
đảm bảo sự vận hành bình thường của hệ thống;
- Lập được hồ sơ theo dõi tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ điện sau khi
bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa đúng qui định;
- Lập được kế hoạch bảo trì và đánh giá được phẩm cấp của thiết bị cơ điện
sau bảo trì;
- Tổ chức thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh
công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được
công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông
tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong
Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc
chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết
công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ
xác định,chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và
kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm;
- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động và tôn
trọng nội quy nơi làm việc, nội quy cơ quan, doanh nghiệp, có tác phong công
nghiệp;
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp
và vệ sinh môi trường;
- Có ý thức và trách nhiệm với bản thân, các đồng nghiệp
với cộng đồng;
- Có tinh thần học hỏi, cầu tiến, hợp tác và giúp đỡ đồng
nghiệp, không ngừng học tập trau rồi kiến thức nghề nghiệp;
- Năng động, sáng tạo trong quá trình làm việc, linh hoạt
áp dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất.
5. Vị trí việc
làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí
việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Giám sát hoạt động của hệ thống thiết bị cơ
điện;
- Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thiết bị cơ điện;
- Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thiết bị cơ điện;
- Bảo dưỡng hệ thống cơ điện
- Bảo dưỡng hệ thống thủy lực, khí nén;
- Phục hồi các tiết máy hư hỏng;
- Lắp đặt thiết bị cơ điện;
- Quản trị bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện.
6. Khả năng học
tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau
khi tốt nghiệp ngành, nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ khí, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục
phát triển ở các trình độ cao hơn;
Người
học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ
trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao
hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu
chung về ngành, nghề
Bảo trì thiết bị cơ điện trình độ
trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các
công việc chăm sóc, theo dõi thường xuyên, ngăn ngừa hỏng hóc, xử lý sự cố nhằm
duy trì sự hoạt động ổn định, đảm bảo độ tin cậy, an toàn và kéo dài tuổi thọ của các hệ thống thiết bị cơ khí, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người làm nghề Bảo trì thiết bị cơ điện làm việc tại các phân xưởng cơ điện của công ty, doanh nghiệp sản xuất; đơn vị dịch vụ sửa chữa và bảo trì thiết bị cơ điện; bộ phận chăm
sóc khách hàng của các đơn vị, công ty, doanh nghiệp cung cấp thiết bị cơ điện.
Các nhiệm
vụ chính của nghề: thực hiện việc tổ chức, tiếp nhận, lắp đặt thiết bị và
chuyển giao công nghệ; theo dõi tình
trạng kỹ thuật của thiết bị phát hiện, chẩn đoán và sửa chữa các hư hỏng thường
gặp của thiết bị; thực hiện bảo
dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ; lập kế hoạch và theo dõi bảo trì; phối hợp, tham
gia quản lý thiết bị; tư vấn về sửa
chữa, thay thế chi tiết hay bộ phận của thiết bị; kèm cặp công nhân bậc thấp sau khi tích
luỹ kinh nghiệm nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.460 giờ (tương đương 52
tín chỉ).
2. Kiến thức
- Trình bày
được cấu tạo, nguyên lý làm việc và tình trạng kỹ thuật của thiết bị cơ điện,
phát hiện nguyên nhân sự cố đơn giản, đưa ra các giải pháp khắc phục sự cố.
- Trình bày được phương pháp xây dựng phương án công
nghệ bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các sự cố đơn giản đảm bảo cho thiết bị cơ
khí làm việc ổn định;
- Trình bày
được các yêu cầu cần kiểm tra, hiệu chỉnh khi chạy thử không tải, chạy thử có
tải của hệ thống thiết bị cơ điện;
- Trình bày
được công việc khi nhận nhiệm vụ lắp đặt, hiệu chỉnh, kiểm tra thiết bị mới,
vận hành thử và cách lập biên bản bàn giao thiết bị cơ điện;
- Trình bày
được các bước lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng hệ thống thiết bị cơ điện;
-
Trình bày được
những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật,
quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc được bản
vẽ lắp và các tài liệu liên quan đến công tác bảo trì;
- Xây dựng được
phương án công nghệ bảo dưỡng, bảo trì, sửa chữa các sự cố đơn giản đảm bảo
cho thiết bị cơ điện làm việc ổn định;
- Lắp đặt, vận hành thử và bàn giao được hệ thống thiết bị cơ khí theo kế
hoạch;
- Bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định
kỳ, bảo dưỡng dự phòng và sửa chữa nhỏ được
các thiết bị cơ
khí theo đúng quy trình kỹ thuật;
- Theo dõi được tình trạng kỹ thuật của hệ thống thiết bị cơ khí sau khi
lắp đặt, vận hành và sau bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ;
- Ghi chép được nhật ký tình trạng kỹ thuật của các chi tiết và cụm chi
tiết trong các hệ thống truyền động cơ khí, hệ thống điều khiển, hệ thống thủy
lực, khí nén,... trong quá trình vận hành;
- Theo dõi được tình trạng kỹ thuật trong quá trình hoạt động, phát hiện và
xử lý kịp thời những biểu hiện bất thường của các thiết bị cơ điện;
- Ghi chép theo dõi được tình trạng kỹ thuật các thiết bị cơ
điện sau khi bảo dưỡng, bảo trì và sửa chữa đúng qui định;
- Áp dụng được các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong hoạt động nghề nghiệp
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất;
- Tổ chức thực hiện tốt công tác an toàn, vệ sinh công nghiệp và phòng
chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản
theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của
ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong
Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc
chuyên môn của ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập hoặc phối hợp làm việc theo nhóm, giải quyết công việc
trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định, chịu
trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần với nhóm;
- Có ý thức trách nhiệm và đánh giá được kết quả thực hiện;
- Có đạo đức nghề nghiệp, ý thức kỷ luật lao động và tôn trọng nội quy nơi
làm việc, nội quy cơ quan, doanh nghiệp, có tác phong công nghiệp;
- Đảm bảo an toàn, vệ sinh cá nhân, vệ sinh công nghiệp và vệ sinh môi
trường;
- Có tinh thần học hỏi, không ngừng học tập trau rồi kiến thức nghề nghiệp.
5. Vị trí việc
làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt
nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của
ngành, nghề bao gồm:
- Bảo dưỡng thường xuyên hệ thống thiết bị cơ điện;
- Bảo dưỡng định kỳ hệ thống thiết bị cơ điện;
- Bảo dưỡng hệ thống thủy lực, khí nén;
- Phục hồi các tiết máy hư hỏng;
- Lắp đặt thiết bị cơ điện.
6. Khả năng học
tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau
khi tốt nghiệp ngành, nghề Bảo trì hệ thống thiết bị cơ điện, trình độ trung cấp có thể tiếp tục
phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người
học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ
trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao
hơn trong cùng ngành nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực
đào tạo./.