Sân bay Long Thành có tổng diện
tích hơn 5.000ha, là dự án trọng điểm quốc gia, dự kiến sẽ khởi công vào năm
sau. Để xây dựng sân bay, sẽ có khoảng 13.500 nhân khẩu bị ảnh hưởng.
Với dự án đào tạo nghề và việc
làm, cơ hội mở ra cho khoảng 14.000 lao động chuyên về lĩnh vực hàng không và
các ngành nghề khác phục vụ cho việc vận hành dự án Cảng hàng không quốc tế
Long Thành giai đoạn 1.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng
trong một lần đến thăm người dân khu vực giải phóng mặt bằng của dự án. Ảnh:
PLO.
2 năm trước, sau khi tốt nghiệp
THPT, Minh Đức không thi vào đại học mà chọn học nghề cơ khí tại Trường Cao đẳng
Công nghệ Quốc tế Lilama 2 đặt tại huyện Long Thành. Em hi vọng sau này sẽ được
vào làm việc trong sân bay. Đó cũng là mong muốn của hầu hết các học viên trẻ ở
đây khi gia đình họ đều gặp khó khăn sau khi nhường đất để Nhà nước xây sân bay
Long Thành.
Học viên ngành cơ khí Trường Cao
đẳng Công nghệ Quốc tế Lilama 2.
Hiện các ngành chức năng của tỉnh
Đồng Nai và huyện Long Thành đang khẩn trương triển khai đề án giải quyết việc
làm và tổ chức lại cuộc sống của người dân nhường đất xây dựng Sân bay Long
Thành. Đó là thành lập các hợp tác xã, tổ hợp tác, chuỗi liên kết sản xuất tiếp
nhận người lao động lớn tuổi vào làm việc; giới thiệu lao động trẻ vào các
doanh nghiệp; hỗ trợ học phí cho những người học nghề từ sơ cấp đến cao đẳng…
Theo kế hoạch, năm
2021, dự án Sân bay Long Thành sẽ khởi công. Trong quá trình thi công và vận
hành giai đoạn 1, sân bay quốc tế này cần khoảng 14.000 lao động chuyên về lĩnh
vực hàng không và các ngành nghề khác. Theo Cục Hàng không Việt Nam, chủ đầu tư
sân bay và các đơn vị thi công sẽ ưu tiên sử dụng lao động trong vùng dự án.
Nguồn: https://vtv.vn/xa-hoi/hang-chuc-nghin-co-hoi-viec-lam-tai-du-an-san-bay-long-thanh-20200620082127579.htm?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=10&fbclid=IwAR3gkFDw6B_-crv9_b1mdDCDEcP-y-kqj_kcBWXXpz4jY7Vb4QYoTuYCAHo