Chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU,
YÊU CẦU VỀ NĂNG LỰC
MÀ NGƯỜI HỌC PHẢI ĐẠT ĐƯỢC
SAU KHI TỐT NGHIỆP
QUY ĐỊNH
KHỐI LƯỢNG KIẾN THỨC TỐI THIỂU, YÊU CẦU
VỀ NĂNG LỰC
MÀ NGƯỜI HỌC ĐẠT ĐƯỢC SAU KHI TỐT NGHIỆP
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP, TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT LẮP ĐẶT ĐÀI TRẠM VIỄN THÔNG
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông trình độ
cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành mạng di động 2G, 3G, 4G..,
thiết lập cấu hình Switch, Router, GPON,… phân tích, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng
và sửa chữa hệ thống trạm phát sóng di động, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung
trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông làm việc ở các vị trí: lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn thông; lắp đặt truyền dẫn cho trạm viễn thông; lắp đặt thiết bị viễn thông cho trạm viễn thông; bảo dưỡng trạm viễn thông; sửa chữa trạm viễn thông; phân tích và thiết kế hệ thống
mạng; lắp đặt hệ thống mạng; bảo trì hệ thống mạng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90
tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Hiểu được các quy định, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật
trong nghề;
- Mô tả được chức
năng và cách sử dụng các dụng cụ cơ khí và các thiết bị đo kiểm của ngành, nghề;
- Trình bày được
quy trình lắp đặt trạm BTS, tuân thủ các quy tắc an toàn điện và vệ sinh theo
tiêu chuẩn 5S;
- Trình bày được
các kiến thức cơ sở về lắp đặt đài trạm viễn thông;
- Trình bày được
nguyên lý hoạt động, các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện
- điện tử viễn thông;
- Giải thích được
chức năng, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các mô hình năng lượng xanh và sạch
(năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió,…) để cung cấp nguồn điện cho cơ sở hạ
tầng trạm BTS;
- Trình bày được
chức năng, nguyên lý hoạt động của các thiết bị mạng;
- Mô tả được chức
năng, nguyên lý hoạt động của các thiết bị điều khiển, giám sát từ xa và ứng dụng
các phần mềm công nghệ mới;
- Phân tích, tổng
hợp, đánh giá được tiến độ thi công lắp;
- Phân tích được
ưu, nhược điểm của các thiết bị cùng loại nhưng khác nhà sản xuất;
- Trình bày được
các phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu trên các loại bản vẽ kỹ thuật;
phương pháp xác định chính xác vị trí mặt bằng, vị trí thi công, lắp đặt thiết
bị, các mốc liên quan đến công trình thi công, lắp đặt các biển báo trên công trường thi công;
- Nêu được cách
tính, chọn dây cáp đồng, cáp quang, cáp điện; khí cụ điện, thiết bị đo lường,
tín hiệu, điều khiển, bảo vệ,... cho các công trình mạng và trạm BTS;
- Phân tích được
các thông số đo lường, lập được kế hoạch, dự trù thiết bị, nhân lực, dụng cụ, vật
tư, bảo hộ lao động… phục vụ cho việc hiệu chỉnh, bàn giao hệ thống mạng và trạm
BTS;
- Nêu được tầm
quan trọng của công nghệ Internet of Thing (IoT) và công nghiệp 4.0 đối với
lĩnh vực mạng và viễn thông;
- Trình bày
được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp
luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
3. Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ
thiết kế và lắp đặt thiết bị theo bản vẽ;
-
Tính
toán và giải quyết được các thông số vật lý trong quá trình lắp đặt hệ thống trạm;
-
Xác
định được các quy trình lắp đặt và tuân thủ các biện pháp an toàn trong quá
trình lắp đặt trạm BTS;
-
Áp
dụng được mô hình quản lý và vệ sinh 5S;
-
Sử
dụng thành thạo các dụng cụ cơ khí và các thiết bị đo, để lắp đặt và đo kiểm;
-
Lắp
đặt được các thiết bị giám sát, thiết bị năng lượng xanh cho hệ thống trạm BTS;
-
Lắp
đặt được các đài trạm viễn thông và lắp đặt cáp đồng và cáp quang, các tủ thiết
bị viễn thông, hệ thống nguồn và các thiết bị phụ trợ khác;
-
Sửa
chữa và khắc phục được các hỏng hóc thông thường của thiết bị điện – điện
tử viễn thông;
-
Sửa
chữa và khắc phục được các sự cố hệ thống cáp;
-
Sử
dụng được các thiết bị đo lường để kiểm tra trong quá trình lắp đặt;
-
Vận
hành, khai thác được các thiết bị trong đài trạm viễn thông;
-
Tư
vấn được cho các dự án trong lĩnh vực lắp đặt đài trạm viễn thông;
-
Kiểm
tra được kết quả trong quá trình lắp đặt;
-
Cấu
hình được các thiết bị mạng: Switch, Router, Wifi,..;
-
Cài
đặt được các thông số tiêu chuẩn cho hệ điều hành máy trạm và các ứng dụng của
thiết bị;
-
Kiểm
tra và thực hiện bảo dưỡng định kỳ được các phần mềm ứng dụng theo kế hoạch;
-
Kiểm
tra được hoạt động của máy trạm, bảo dưỡng toàn bộ phần cứng máy trạm;
-
Xác
định được sự cố hư hỏng, chuẩn bị thiết bị dự phòng và thay thế thiết bị hư hỏng;
-
Cấu
hình và xử lý được sự cố trong môi trường mạng với quy mô nhỏ;
- Sử dụng được công
nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của
ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại
ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực
ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của
ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm
với kết quả công việc của bản thân và nhóm trước lãnh đạo cơ quan, tổ chức
doanh nghiệp;
- Có khả năng giải
quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hợp tác, năng động,
sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm;
- Có đạo đức nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Hướng dẫn, giám
sát cấp dưới thực hiện nhiệm vụ xác định;
- Đánh giá chất lượng
công việc sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và các thành viên
trong nhóm.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp
người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành,
nghề bao gồm:
- Lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn thông;
- Lắp đặt truyền dẫn cho trạm viễn thông;
- Lắp đặt thiết bị viễn thông cho trạm viễn thông;
- Bảo dưỡng trạm viễn thông;
- Sửa chữa trạm viễn thông;
- Phân tích và thiết kế hệ thống mạng;
- Lắp đặt hệ thống mạng;
- Bảo trì hệ thống mạng.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình
độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng
lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Lắp đặt đài trạm viễn
thông, trình độ
cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự
cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao
trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc
trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
B - TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật lắp đặt đài trạm
viễn thông trình độ trung cấp là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành mạng
di động 2G, 3G, 4G.., thiết lập cấu hình Switch, Router, GPON, … phân tích, thiết
kế, lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống trạm phát sóng di động, đáp ứng yêu cầu
bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Kỹ thuật lắp đặt đài trạm viễn thông làm việc ở các vị trí: lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn thông; lắp đặt truyền dẫn cho trạm viễn thông; lắp đặt thiết bị viễn thông cho trạm viễn thông; bảo dưỡng trạm viễn thông; sửa chữa trạm viễn thông; phân tích và thiết kế hệ thống
mạng; lắp đặt hệ thống mạng; bảo trì hệ thống mạng.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.600 giờ (tương đương 57
tín chỉ).
2. Kiến
thức
- Trình bày được các quy định, tiêu chuẩn về bản vẽ kỹ thuật
trong nghề;
- Nêu được chức
năng và cách sử dụng của các dụng cụ cơ khí và các thiết bị đo kiểm cho nghề lắp
đặt trạm viễn thông;
-
Trình bày được các quy trình lắp đặt trạm BTS, quy tắc an toàn điện và vệ sinh
lao động theo tiêu chuẩn 5S;
- Mô tả được các
kiến thức cơ sở về lắp đặt đài trạm viễn thông;
- Mô tả được
nguyên lý hoạt động, các tiêu chuẩn, các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện
- điện tử viễn thông;
- Phân tích được
chức năng, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của các mô hình năng lượng xanh và sạch
(năng lượng mặt trời hoặc năng lượng gió,…) để cung cấp nguồn điện cho cơ sở hạ
tầng trạm BTS;
- Mô tả và phân biệt
được chức năng, nguyên lý hoạt động của các thiết bị mạng;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính
trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất
theo quy định.
3.
Kỹ năng
- Đọc được bản vẽ
thiết kế và lắp đặt thiết bị theo bản vẽ;
- Sử dụng được các
dụng cụ cơ khí và các thiết bị đo, để lắp đặt và đo kiểm;
- Lắp đặt được các
thiết bị giám sát, thiết bị năng lượng xanh cho hệ thống trạm BTS;
- Lắp đặt được các
đài trạm viễn thông và lắp đặt cáp đồng và cáp quang, các tủ thiết bị viễn
thông, hệ thống nguồn và các thiết bị phụ trợ khác;
- Sửa chữa và khắc
phục được các hỏng hóc thông thường của thiết bị điện - điện tử viễn
thông;
- Sửa chữa và khắc
phục được sự cố các hệ thống cáp;
- Sử dụng được các
thiết bị đo lường để kiểm tra trong quá trình lắp đặt;
- Áp dụng được mô
hình quản lý và vệ sinh 5S;
-
Sử dụng được
công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
-
Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại
ngữ vào một số công việc chuyên môn của
ngành, nghề.
4. Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chịu trách nhiệm
với kết quả công việc của bản thân và một phần của nhóm trước lãnh đạo cơ quan,
tổ chức doanh nghiệp;
- Hợp tác, năng động,
có ý thức sáng tạo trong quá trình làm việc, có tinh thần làm việc nhóm;
- Có đạo đức nghề
nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật;
- Đánh giá chất lượng
công việc sau khi hoàn thành kết quả thực hiện của bản thân và một phần công việc
các thành viên trong nhóm;
- Có khả năng cập
nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc.
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí
việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hạ tầng cho trạm viễn thông;
- Lắp đặt truyền dẫn cho trạm viễn thông;
- Lắp đặt thiết bị viễn thông cho trạm viễn thông;
- Bảo dưỡng trạm viễn thông;
- Lắp đặt hệ thống mạng.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình
độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng
lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Lắp đặt đài trạm viễn
thông, trình độ
trung cấp có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự
cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao
trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc
trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.