I. MỤC TIÊU
1.
Mục tiêu chung
Sau
khi hoàn thành chương trình này, người học có được những năng lực sư phạm cơ
bản, cần thiết để tổ chức tốt hoạt động dạy học trình độ sơ cấp.
2.
Mục tiêu cụ thể
Học
xong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp,
người học có được những năng lực sau:
-
Biên soạn được giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp;
- Tổ
chức thực hiện được các giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp;
-
Đánh giá được kết quả học tập của người học;
-
Biết đánh giá bài giảng lý thuyết, thực hành, tích hợp;
-
Quản lý học sinh, hồ sơ dạy học trình độ sơ cấp theo đúng quy định.
II. ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO
-
Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp thuộc đối tượng bồi dưỡng đạt chuẩn;
-
Những người có nhu cầu trở thành nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO VÀ ĐƠN VỊ THỜI
GIAN TRONG CHƯƠNG TRÌNH
1.
Thời gian: 160 giờ
- Lý
thuyết: 50 giờ.
-
Thực hành, thảo luận, bài tập: 104 giờ.
-
Kiểm tra: 06 giờ.
2.
Đơn vị thời gian của giờ học
-
Một giờ học lý thuyết là 45 phút; một giờ học thực hành, thảo luận là 60 phút;
một giờ học tích hợp là 60 phút.
-
Một ngày học không quá 08 giờ.
IV. DANH MỤC CÁC MÔ-ĐUN VÀ PHÂN BỔ THỜI
GIAN ĐÀO TẠO
Mã mô đun
|
Tên mô-đun
|
Thời gian đào tạo (giờ)
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành, thảo luận, bài tập
|
Kiểm tra
|
MĐSP 01
|
Thiết
kế dạy học
|
60
|
26
|
32
|
02
|
MĐSP 02
|
Thực
hiện dạy học
|
56
|
14
|
39
|
03
|
MĐSP 03
|
Đánh
giá trong dạy học
|
20
|
08
|
11
|
01
|
MĐSP 04
|
Thực
tập sư phạm
|
24
|
02
|
22
|
1
|
Cộng
|
160
|
50
|
104
|
06
|
V. CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT CÁC MÔ-ĐUN
A. MÔ-ĐUN THIẾT KẾ DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSP 01
Thời gian thực hiện mô-đun: 60 giờ (Lý
thuyết 26 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 32 giờ; Kiểm tra 02 giờ)
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị
trí: Là mô-đun trong chương trình Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy
trình độ sơ cấp và được thực hiện trước mô-đun 02, 03 và 04.
-
Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng thiết kế dạy
học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ
cấp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học xong
mô-đun này, người học có khả năng:
Trình
bày được kiến thức cơ sở cho việc thiết kế giáo án; phân tích được tầm quan
trọng và yêu cầu của phương tiện dạy học; vai trò của kế hoạch sử dụng thiết
bị, dụng cụ, vật tư trong dạy học. Thiết kế được các giáo án lý thuyết, thực
hành, tích hợp; sử dụng hợp lý phương tiện dạy học, thiết bị, dụng cụ, vật tư
cho dạy học. Chủ động thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chuẩn bị cho dạy học đảm bảo
tiến độ, chất lượng và an toàn.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời
gian
TT
|
Tên các bài trong mô-đun
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành, thảo luận, bài tập
|
Kiểm tra
|
1
|
Bài
1. Thiết kế giáo án
|
40
|
16
|
24
|
|
2
|
Bài
2. Thiết kế phương tiện dạy học
|
10
|
06
|
04
|
|
3
|
Bài
3. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
|
10
|
04
|
04
|
02
|
Cộng
|
60
|
26
|
32
|
02
|
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1. Thiết
kế giáo án
|
Thời
gian: 40 giờ
|
* Mục tiêu
Học
xong bài này, người học có khả năng:
Phân
tích được khái niệm mục tiêu học tập, nội dung dạy học, hình thức tổ chức dạy
học, hoạt động dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập. Thiết kế được các
loại giáo án theo mẫu biểu quy định. Chủ động thực hiện nhiệm vụ thiết kế giáo
án đảm bảo tiến độ, chất lượng và an toàn.
* Nội dung
1.
Thiết kế mục tiêu học tập
2.
Lựa chọn nội dung dạy học
3.
Lựa chọn hình thức tổ chức dạy học
4.
Thiết kế hoạt động dạy học
5.
Thiết kế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập
Bài 2. Thiết
kế phương tiện dạy học
|
Thời
gian: 10 giờ
|
* Mục tiêu
Học
xong bài này, người học có khả năng:
Phân
tích được tầm quan trọng và các yêu cầu đối với phương tiện trong dạy học trình
độ sơ cấp. Thiết kế được các loại phương tiện dạy học thường dùng trong dạy học
trình độ sơ cấp. Chủ động thiết kế phương tiện dạy học đảm bảo đúng tiến độ,
đạt chất lượng tốt và an toàn.
* Nội dung
1.
Khái niệm chung về phương tiện dạy học
2.
Thực hành chế tạo, sử dụng phương tiện dạy học
Bài 3. Chuẩn
bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
|
Thời
gian: 10 giờ
|
* Mục tiêu
Học
xong bài này, người học có khả năng:
Phân
tích được khái niệm kế hoạch, vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ,
vật tư cho dạy học trình độ sơ cấp. Lập được kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ thiết
bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học trình độ sơ cấp. Chủ động lập kế hoạch và chuẩn
bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ, vật tư đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng tốt và
an toàn.
* Nội dung
1.
Kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ, vật tư
2.
Tiến hành chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1.
Phòng học chuyên môn: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2.
Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector
4.3.
Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Các mẫu biểu về thiết kế dạy học, giáo trình thiết
kế dạy học, giấy A4.
4.4.
Nguồn lực khác: Chương trình và tài liệu dạy học trình độ sơ cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1.
Nội dung
- Cơ
sở của thiết kế giáo án, tầm quan trọng của phương tiện dạy học, các yêu cầu
đối với phương tiện dạy học, vai trò của kế hoạch sử dụng thiết bị, dụng cụ,
vật tư.
-
Thiết kế các loại giáo án, phương tiện dạy học. Lập kế hoạch và chuẩn bị được
thiết bị, dụng cụ, vật tư cho dạy học.
-
Tính chủ động đối với thực hiện nhiệm vụ thiết kế, chuẩn bị cho dạy học; tiến
độ thực hiện công việc, chất lượng của sản phẩm và mức độ an toàn.
5.2.
Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm
thi). Người học được đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo
cáo thu
hoạch
hoặc trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1.
Phạm vi áp dụng mô-đun: Là môn-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ sơ cấp và là
chương trình bồi dưỡng đạt chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong cơ
sở giáo dục nghề nghiệp.
6.2.
Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
-
Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức
thảo luận, hướng dẫn thiết kế dạy học. Giảng viên nên tổ chức cho người học
giải bài tập, thảo luận, thực hành đan xen với tiến trình dạy học lý thuyết.
-
Người học: Nghe giảng và tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài, nghiên cứu tài
liệu, trải nghiệm thông qua tham gia làm việc nhóm, làm việc độc lập, báo cáo
sản phẩm.
6.3.
Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Thiết kế giáo án và chi tiết hóa
nội dung dạy học được đề cập trong giáo án thành đề cương bài giảng, thiết kế
bảng biểu treo tường.
B. MÔ-ĐUN THỰC HIỆN DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSP 02
Thời gian thực hiện mô-đun: 56 giờ (Lý
thuyết 14 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 39 giờ; Kiểm tra 03 giờ)
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị
trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy
trình độ sơ cấp và được thực hiện sau khi người học học xong mô-đun thiết kế
dạy học.
-
Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng thực hiện dạy
học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ
cấp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học
xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình
bày được những kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, quản lý
hồ sơ dạy học, các giai đoạn hướng dẫn thực hành; khái niệm, đặc điểm, điều
kiện cần thiết và các bước tổ chức dạy học tích hợp. Thực hiện được các bài dạy
lý thuyết, thực hành, tích hợp và quản lý hồ sơ dạy học trong giáo dục nghề
nghiệp trình độ sơ cấp. Thực hiện nghiêm túc, đảm bảo an toàn, phát huy tính
tích cực của người học và chịu trách nhiệm về kết quả học tập của người học
trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời
gian
TT
|
Tên các bài trong mô-đun
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành, thảo luận, bài tập
|
Kiểm tra
|
1
|
Bài
1. Dạy bài lý thuyết
|
16
|
04
|
11
|
01
|
2
|
Bài
2. Dạy bài thực hành
|
16
|
04
|
11
|
01
|
3
|
Bài
3. Dạy bài tích hợp
|
18
|
04
|
13
|
01
|
4
|
Bài
4. Quản lý hồ sơ dạy học
|
06
|
02
|
04
|
|
Cộng
|
56
|
14
|
39
|
03
|
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1. Dạy bài
lý thuyết
|
Thời
gian: 16 giờ
|
* Mục tiêu
Sau
khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình
bày được những kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, các loại
bài học lý thuyết. Thực hiện được các kỹ năng dạy học và giao tiếp sư phạm
trong quá trình dạy bài lý thuyết. Chủ động trong dạy học lý thuyết theo hướng
phát huy tính tích cực nhận thức của người học.
* Nội dung
1.
Kỹ năng dạy học và giao tiếp sư phạm
2.
Dạy các bài lý thuyết
3.
Giảng dạy giáo án lý thuyết
Bài 2. Dạy bài
thực hành
|
Thời
gian: 16 giờ
|
* Mục tiêu
Sau
khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình
bày được những kiến thức cơ bản về các giai đoạn hướng dẫn thực hành ở xưởng
trường và doanh nghiệp. Thực hiện được bài dạy thực hành ở xưởng trường và
doanh nghiệp. Chủ động trong dạy học thực hành, phát huy tính tích cực của
người học, đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
* Nội dung
1.
Các giai đoạn hướng dẫn thực hành ở xưởng trường
2.
Hướng dẫn tại doanh nghiệp
3.
Giảng dạy giáo án thực hành
Bài 3. Dạy bài
tích hợp
|
Thời
gian: 18 giờ
|
* Mục tiêu
Sau
khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình
bày được khái niệm, đặc điểm, điều kiện cần thiết và các bước tổ chức dạy học
tích hợp. Thực hiện được bài dạy tích hợp. Chủ động trong dạy học tích hợp theo
hướng phát huy tính tích cực của người học, đảm bảo an toàn cho người và thiết
bị.
* Nội dung
1.
Khái niệm dạy học tích hợp
2.
Đặc điểm của dạy học tích hợp
3.
Tổ chức dạy tích hợp
4.
Giảng dạy giáo án tích hợp
Bài 4. Quản lý
hồ sơ dạy học
|
Thời
gian: 06 giờ
|
* Mục tiêu
Học
xong bài này, người học có khả năng:
Trình
bày được nội dung cơ bản quy định hồ sơ dạy học trong dạy học trình độ sơ cấp.
Sử dụng, lưu trữ đầy đủ, đúng quy định hồ sơ dạy học. Tích cực. chủ động, tuân
thủ quy định, có trách nhiệm và đảm bảo đầy đủ trong việc vận dụng kiến thức và
kỹ năng quản lý hồ sơ dạy học trong thực hiện nhiệm vụ của nhà giáo dạy trình
độ sơ cấp.
* Nội dung
1.
Quy định hồ sơ dạy học
2.
Quản lý hồ sơ dạy học
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1.
Phòng học chuyên môn: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
4.2.
Trang thiết bị máy móc: Máy tính, máy in, projector
4.3.
Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo án và đề cương bài giảng dạy học lý thuyết,
thực hành, tích hợp trình độ sơ cấp đã thiết kế hoàn chỉnh; các tranh, ảnh,
bảng biểu treo tường, mẫu biểu về hồ sơ dạy học theo quy định, giáo trình thực
hiện dạy học.
4.4.
Nguồn lực khác: Một số chương trình và tài liệu dạy học trình độ sơ cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1.
Nội dung
-
Những kiến thức cơ bản về kỹ năng dạy học, giao tiếp sư phạm, quản lý hồ sơ dạy
học, các giai đoạn hướng dẫn thực hành; khái niệm, đặc điểm, điều kiện cần
thiết và các bước tổ chức dạy học tích hợp.
-
Dạy học lý thuyết, thực hành, tích hợp và quản lý hồ sơ dạy học trong giáo dục
nghề nghiệp trình độ sơ cấp.
-
Tính chủ động, sáng tạo, đảm bảo an toàn trong quá trình tập giảng; tích cực
giúp đỡ nhau trong luyện tập.
5.2.
Phương pháp: Kết quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm
thi). Người học được đánh giá kết quả học tập thông qua thi hoặc trình diễn kỹ
năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
1.
Phạm vi áp dụng mô-đun: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm đối với người có nhu cầu trở thành nhà giáo dạy trình độ sơ cấp và là
chương trình bồi dưỡng đạt chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp.
2.
Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
-
Giảng viên: Dạy học lý thuyết, hướng dẫn người học nghiên cứu tài liệu, tổ chức
cho người học làm việc nhóm, trình diễn kỹ năng giảng dạy.
-
Người học: Tập trình giảng để hình thành năng lực dạy học trên cơ sở phối hợp
tổng thể các kỹ năng dạy học và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giờ dạy.
3.
Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Tổ chức cho người học luyện tập để
hình thành năng lực dạy học và kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong giờ dạy
thông qua việc tập giảng dạy theo nhóm.
C. MÔ-ĐUN ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC
Mã mô-đun: MĐSP 03
Thời gian thực hiện mô-đun: 20 giờ (Lý
thuyết 08 giờ; Thực hành, thảo luận, bài tập 11 giờ; Kiểm tra 01 giờ)
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị
trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy
trình độ sơ cấp và được bố trí sau khi người học học xong mô-đun thực hiện dạy
học.
-
Tính chất: Là mô-đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành kỹ năng đánh giá
trong dạy học trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy
trình độ sơ cấp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học
xong mô-đun này, người học có khả năng:
Trình
bày được quan điểm tiếp cận, nguyên tắc, các loại và quy trình đánh giá năng
lực người học theo tiếp cận năng lực thực hiện. Lập kế hoạch, thiết kế tiêu
chuẩn và biên soạn công cụ đánh giá năng lực người học đảm bảo các yêu cầu kỹ
thuật. Sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá phù hợp để thu thập minh
chứng và ra quyết định phù hợp với nội dung, đối tượng đánh giá và các quy định
của chương trình đào tạo. Chủ động thực hiện các hoạt động đánh giá và chịu
trách nhiệm đối với kết quả đánh giá trong trong phạm vi nhiệm vụ được giao.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời
gian
TT
|
Tên các bài trong mô-đun
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành, thảo luận, bài tập
|
Kiểm tra
|
1
|
Bài
1. Lập kế hoạch đánh giá
|
04
|
02
|
02
|
|
2
|
Bài
2. Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công cụ đánh giá năng lực
|
06
|
02
|
04
|
|
3
|
Bài
3. Thu thập minh chứng đánh giá
|
06
|
03
|
03
|
|
4
|
Bài
4. Ra quyết định đánh giá và cập nhật hồ sơ đánh giá
|
04
|
01
|
09
|
01
|
Cộng
|
20
|
08
|
11
|
01
|
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1: Lập kế
hoạch đánh giá
|
Thời
gian: 04 giờ
|
* Mục tiêu
Học
xong bài học này, người học có khả năng:
Trình
bày đúng nội dung, cấu trúc kế hoạch và quy trình lập kế hoạch đánh giá năng
lực người học. Lập kế hoạch đánh giá năng lực người học trong chương trình một
môn học/mô-đun. Chủ động lập kế hoạch đánh giá năng lực người học theo quy định
chương trình đào tạo và chịu trách nhiệm về nội dung kế hoạch.
* Nội dung
1.
Kiểm tra, đánh giá trong dạy học
2.
Kế hoạch đánh giá năng lực người học
3.
Thực hành: Lập kế hoạch đánh giá năng lực của người học
Bài 2: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và
công cụ đánh giá năng lực
Thời gian: 06 giờ
* Mục tiêu
Học
xong bài học này, người học có khả năng:
Trình
bày được các khái niệm tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số; nội dung và cấu trúc của
tiêu chuẩn, tiêu chí; phương pháp xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí để đánh giá
năng lực; các loại công cụ đánh giá năng lực và phương pháp xây dựng các công
cụ đó. Xây dựng được tiêu chuẩn, tiêu chí và thiết kế các công cụ để đánh giá
một năng lực nghề nghiệp của người học. Chủ động áp dụng kiến thức và kỹ năng
về xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí trong đánh giá năng lực của người học.
* Nội dung
1.
Tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá
2.
Công cụ đánh giá năng lực
3.
Thực hành: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và thiết kế các công cụ để đánh giá
một năng lực.
Bài 3: Thu
thập minh chứng đánh giá
|
Thời
gian: 06 giờ
|
* Mục tiêu
Học
xong bài học này, người học có khả năng:
Trình
bày được các loại minh chứng và phương pháp thu thập minh chứng trong đánh giá
năng lực người học. Thu thập các minh chứng phù hợp để đánh giá một năng lực
nghề nghiệp của người học. Tự quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định của
mình đối với việc thu thập minh chứng để đánh giá năng lực người học.
* Nội dung
1.
Minh chứng sử dụng trong đánh giá năng lực
2.
Thực hành: Thu thập các minh chứng để đánh giá một năng lực nghề nghiệp của
người học.
Bài 4: Ra
quyết định đánh giá và cập nhật hồ sơ đánh giá
|
Thời
gian: 06 giờ
|
* Mục tiêu
Học
xong bài học này, người học có khả năng:
Mô
tả được quy trình ra quyết định đánh giá và các phương pháp cập nhật thông tin
về năng lực của người học vào hồ sơ đánh giá. Ra quyết định đánh giá phù hợp
dựa trên các tiêu chuẩn, tiêu chí. Cập nhật thông tin về sự tiến bộ của người
học vào hồ sơ đánh giá theo quy định. Tự quyết định và tự chịu trách nhiệm đối
với việc ra quyết định và lập hồ sơ đánh giá của mình.
* Nội dung
1.
Quyết định đánh giá
2.
Cập nhận hồ sơ đánh giá
3.
Thực hành: Ra quyết định đánh giá một năng lực chuyên môn của người học và cập
nhật thông tin về sự tiến bộ của người học vào hồ sơ đánh giá.
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
1.
Phòng học chuyên môn hóa: Phòng học nghiệp vụ sư phạm
2.
Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, máy in, projector
3.
Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo trình kiểm tra, đánh giá trong dạy học, giấy
A4, chương trình và tài liệu dạy học trình độ sơ cấp.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1.
Nội dung
-
Hiểu biết của người học về đánh giá theo tiếp cận năng lực thực hiện; lập kế
hoạch đánh giá; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật đánh giá; thu thập minh chứng
và ra quyết định đánh giá năng lực người học.
-
Lập kế hoạch và thực hiện đánh giá năng lực người học theo tiếp cận năng lực
thực hiện.
-
Chủ động, tích cực áp dụng hướng tiếp cận năng lực thực hiện trong đánh giá
năng lực người học.
5.2.
Phương pháp
Kết
quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được
đánh giá kết quả thông qua bài thi kết thúc mô-đun, báo cáo thu hoạch hoặc
trình diễn kỹ năng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
6.1.
Phạm vi áp dụng mô-đun: Là môn đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư
phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ sơ cấp và là
chương trình bồi dưỡng đạt chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong cơ
sở giáo dục nghề nghiệp.
6.2.
Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun
Thực
hiện dạy học là mô-đun nhằm hình thành kiến thức và kỹ năng cơ bản và cần thiết
cho người giáo viên dạy trình độ sơ cấp có khả năng tham gia vào dạy học các
khóa sơ cấp hoặc các mô-đun trong chương trình đào tạo sơ cấp.
- Sử
dụng các phương pháp giảng dạy tích cực như: Học qua trải nghiệm, nêu và giải
quyết vấn đề, thảo luận nhóm, động não, phát vấn...
-
Trao đổi/phát vấn/trình bày về các công việc cần phải tiến hành khi thực hiện
đánh giá theo tiếp cận năng lực thực hiện.
-
Trao đổi, chia nhóm thảo luận từng công việc, chú trọng phần nội dung công việc
và quy trình thực hiện công việc.
-
Hướng dẫn và thực hiện các bài thực hành.
Giảng
viên nên tổ chức cho người học giải bài tập, thảo luận, thực hành đan xen với
tiến trình dạy học lý thuyết.
6.3.
Những trọng tâm chương trình cần lưu ý: Xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và công
cụ đánh giá năng lực, thu thập minh chứng và ra quyết định đánh giá.
D. MÔ-ĐUN THỰC TẬP SƯ PHẠM
Mã mô-đun: MĐSP 04
Thời
gian mô-đun: 24 giờ (Lý thuyết 02 giờ; Thực hành, thảo luận 22 giờ)
1. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ-ĐUN
- Vị
trí: Là mô-đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trình độ sơ cấp
và được thực hiện sau tất cả các mô-đun 01, 02, 03.
-
Tính chất: Là mô-đun thực hành các kỹ năng sư phạm trong môi trường thực tế tại
các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. MỤC TIÊU MÔ-ĐUN
Học
xong mô-đun này, người học có khả năng:
Phân
tích được các nội dung hoạt động của giáo viên tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp
(nơi đến thực tập sư phạm). Thực hiện được các bài dạy lý thuyết, thực hành,
tích hợp theo nhiệm vụ được giao; đánh giá bài giảng. Tích cực học hỏi, tự rèn
luyện để không ngừng nâng cao năng lực, phẩm chất của nhà giáo dạy trình độ sơ
cấp.
3. NỘI DUNG MÔ-ĐUN
3.1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời
gian
TT
|
Tên các bài trong mô-đun
|
Thời gian (giờ)
|
Tổng số
|
Lý thuyết
|
Thực hành, thảo luận
|
1
|
Bài
1. Tìm hiểu về thực tập sư phạm
|
02
|
01
|
01
|
2
|
Bài
2. Đánh giá bài giảng
|
02
|
01
|
01
|
3
|
Bài
3. Thực tập giảng dạy ở lớp sơ cấp
|
20
|
0
|
20
|
Cộng
|
24
|
02
|
22
|
3.2. Nội dung chi tiết
Bài 1. Tìm
hiểu về thực tập sư phạm
|
Thời
gian: 02 giờ
|
* Mục tiêu
Sau
khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình
bày được những đặc điểm cơ bản của thực tập sư phạm tại cơ sở giáo dục nghề
nghiệp trình độ sơ cấp. Phân tích được tầm quan trọng của việc tìm hiểu về thực
tập sư phạm đối với quá trình thực hiện nhiệm vụ thực tập sư phạm. Chủ động và
tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng có được từ bài học vào việc nâng cao
chất lượng thiết kế và thực hiện dạy học các bài học trong chương trình đào tạo
trình độ sơ cấp.
* Nội dung
1.
Khái quát về thực tập sư phạm
2.
Tìm hiểu cơ sở thực tập sư phạm
3.
Tìm hiểu về nghề đào tạo trình độ sơ cấp tại địa phương
Bài 2. Đánh
giá bài giảng
|
Thời
gian: 02 giờ
|
* Mục tiêu
Sau
khi học xong bài này, người học có khả năng:
Trình
bày được khái niệm và phương pháp đánh giá bài giảng. Phân biệt được các tiêu
chí đánh giá đối với các bài giảng lý thuyết, thực hành, tích hợp; ghi chép bài
dự giảng. Chủ động và tích cực áp dụng những kiến thức, kỹ năng có được từ bài
học vào quá trình đánh giá bài giảng đảm bảo tính chính xác, khách quan, tôn
trọng tác giả của bài trình giảng và các cá nhân tham gia đánh giá.
* Nội dung
1.
Khái niệm chung về đánh giá bài giảng
2.
Phương pháp đánh giá bài giảng
3.
Các tiêu chí đánh giá bài giảng
4.
Ghi chép bài dự giảng và đánh giá bài giảng
Bài 3. Thực
tập giảng dạy ở lớp sơ cấp
|
Thời
gian: 20 giờ
|
* Mục tiêu
Sau
khi học xong bài này, người học có khả năng:
Phân
tích được tầm quan trọng của bài giảng theo giáo án lý thuyết, thực hành, tích
hợp đối với việc hình thành năng lực cho người học trình độ sơ cấp. Thực hiện
được các giờ dạy theo giáo án được phân công. Chủ động và tích cực áp dụng
những kiến thức, kỹ năng có được từ bài học vào quá trình giảng dạy cho người
học trình độ sơ cấp.
* Nội dung
1.
Giảng dạy giáo án lý thuyết
2.
Giảng dạy giáo án thực hành
3.
Giảng dạy giáo án tích hợp
4. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
4.1.
Phòng học chuyên môn: Phòng học lý thuyết, thực hành, tích hợp
4.2.
Trang thiết bị máy móc: Máy vi tính, projector, camera.
4.3.
Học liệu, dụng cụ, vật liệu: Giáo trình thiết kế dạy học, các dụng cụ và vật
liệu theo yêu cầu của từng bài trình giảng.
4.4.
Nguồn lực khác: Giáo viên hướng dẫn thực tập sư phạm là những giáo viên đạt
chuẩn về trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm giảng dạy và
đã từng tham gia hội giảng.
5. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ
5.1.
Nội dung
-
Tầm quan trọng của thực tập sư phạm đối với hoạt động dạy học của giáo viên dạy
trình độ sơ cấp.
- Kỹ
năng trình giảng theo giáo án lý thuyết, thực hành, tích hợp; kỹ năng đánh giá
bài giảng.
-
Tính tích cực, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tính trung thực,
khách quan trong đánh giá bài giảng.
5.2.
Phương pháp
Kết
quả học tập được đánh giá theo thang điểm 10 (gọi là điểm thi). Người học được
đánh giá kết quả học tập mô-đun này thông qua bài trình giảng.
6. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ-ĐUN
1.
Phạm vi áp dụng của mô-đun: Là môn đun trong chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ
sư phạm đối với đối tượng có nhu cầu trở thành giáo viên dạy trình độ sơ cấp và
là chương trình bồi dưỡng đạt chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ sơ cấp trong
cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2.
Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô-đun: Có thể thực hiện đan xen
nội dung của bài 02 và bài 03 để đảm bảo tính linh hoạt trong thực tập sư phạm.
3.
Những trọng tâm của chương trình cần lưu ý: Kỹ năng thiết kế và thực hiện giảng
dạy trình độ sơ cấp, đặc biệt là bài dạy tích hợp.
VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1.
Phương thức tổ chức thực hiện chương trình
Chương
trình có thể thực hiện tập trung liên tục một đợt hoặc hai đợt theo phương thức
tích lũy kết quả các mô-đun.
2.
Yêu cầu tổ chức thực hiện chương trình
Mô-đun
Thực hiện dạy học được bố trí sau khi học xong mô-đun Thiết kế dạy học. Mô-đun
Đánh giá trong dạy học được bố trí sau khi học xong mô-đun Thực hiện dạy học.
Mô-đun Thực tập sư phạm thực hiện sau khi đã hoàn thành 03 mô-đun của chương
trình này.
3.
Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập
-
Kết quả học tập của người học được đánh giá thông qua các bài thi, bài thu
hoạch, trình diễn kỹ năng hoặc bài trình giảng. Điểm đánh giá kết quả các
mô-đun (sau đây gọi là điểm thi) được tính theo thang điểm 10.
Điểm
thi các mô-đun là căn cứ để các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo xét cấp Chứng
chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Người
học học xong chương trình này nếu điểm thi của các mô-đun đạt từ 5.0 điểm trở
lên thì được cấp Chứng chỉ sư phạm dạy trình độ sơ cấp theo mẫu do Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội quy định. Kết quả xếp loại ghi trong Chứng chỉ thực
hiện theo quy định sau:
Loại
giỏi: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 9,0 đến 10.
Loại
khá: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 7,0 đến dưới 9,0.
Loại
trung bình: Điểm trung bình chung của khóa học đạt từ 5,0 đến dưới 7,0.
(Điểm
trung bình chung của khóa học là điểm trung bình cộng của 04 mô-đun có trong
chương trình bồi dưỡng).
-
Học viên thi không đạt kết quả mô-đun nào (điểm < 5.0) sẽ phải thi lại
mô-đun đó. Kết quả xếp loại sẽ là trung bình chung của các mô-đun đã đạt yêu
cầu với mô-đun thi lại (đạt điểm từ 5.0 trở lên).
4.
Các lưu ý khác
Chương
trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo dạy trình độ sơ cấp đảm bảo tính
liên thông với chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho nhà giáo
dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Nhà giáo dạy trình độ sơ cấp có nhu
cầu dạy trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng sẽ được tổ chức học thêm một số
môn học, mô-đun cần thiết và được cấp mới Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm dạy trình
độ trung cấp, trình độ cao đẳng.