NHẬT BÁO CÔNG NGHIỆP NGÀY 9/1/2019
Mở rộng tiếp nhận
lao động người nước ngoài
Từ tháng 4 năm 2019 Luật cải cách xuất nhập cảnh nhằm
mở rộng việc tiếp nhận lao động người nước ngoài sẽ được áp dụng. Đối với tình
trạng thiếu hụt nhân lực đã diễn ra trầm trọng thì việc kéo dài thời hạn lưu
trú của Thực tập sinh kỹ năng và mở rộng tư cách lưu trú mới cho người có kỹ
năng chuyên môn có thể kéo dài không giới hạn thời gian lưu trú đã nhận được rất
nhiều sự tán thành. Tuy vậy, nguồn nhân lực từ nước phái cử cũng không phải là
vô hạn, việc xảy ra hiện tượng giằng co qua lại trong việc thu hút nhân lực ở
thị trường lao động 2 nước là có thật. Vì thế đã thực hiện nghiên cứu các vấn đề
và cách giải quyết ở Việt Nam, là đất nước có số lượng Thực tập sinh đến Nhật
cao nhất.
Khó thu hút người
lao động Việt Nam?
“Chính nhờ thời điểm đó mà đã có thể mua nhà” là lời của một người Việt đã từng làm việc 5
năm trước tại một công ty chế tạo linh kiện xe hơi ở tỉnh Mie chia sẻ, sau khi
về nước đã lập tức dùng số tiền tích lũy trong thời gian làm việc ở Nhật để mua
nhà. Tuy nhiên , giá nhà đất ở Việt Nam tăng vọt nhanh chóng đã dẫn đến việc đi
làm ở Nhật không còn là cơ hội kiếm được rất nhiều tiền để thực hiện ước mơ mà
chỉ là một cơ hội tăng thêm một chút thu nhập. Tại Nhật, nhân viên làm việc
trong nhà xưởng có thu nhập cao gấp khoảng 4 đến 5 lần so với Việt Nam, tuy
nhiên mức lương tối thiểu ở Việt Nam liên tục gia tăng hàng năm, từ 2013 đến
2016 ghi nhận mức tăng hàng năm liên tục hơn 10%, mặc dù chính phủ Việt Nam cố
gắng kiềm hãm mức tăng kể từ 2017 nhằm tiếp tục thu hút đầu tư nhưng tỷ lệ tăng
của 2018 là 6,3%, so với Nhật thì tỷ lệ tăng cao dẫn đến thực tế là mức độ
chênh lệch thu nhập của 2 nước ngày càng thu hẹp. Hơn nữa, nhiều Thực tập sinh
kỹ năng còn mất chi phí đào tạo, vé máy bay cho cơ quan phái cử khoảng 800.000
yên – 1.200.000 yên. Việt Nam đang trong thời kỳ kinh tế phát triển thì nguồn
lao động là tài nguyên vô cùng quý giá. Một số Công ty mẹ tại Nhật yêu cầu công
ty con ở nước ngoài gửi sang Nhật nhân viên quản lý thi công có trên 10 năm làm
việc nhưng ngược lại công ty con cũng có nhu cầu tương tự đã dẫn đến xảy ra hiện
tượng giằng co qua lại trong việc thu hút nhân lực trên cả phạm vi 2 nước.
Mặt khác, nổi bật ở thị trường lao động là sự thay đổi
ý thức với trọng tâm là giới trẻ. Tại các công ty xây dựng, chế tạo có vốn đầu
tư Nhật Bản đều có chung ý kiến đó là khó tuyển dụng do người lao động có suy
nghĩ e ngại các công việc mang tính chất 3K (Kitsui, Kitanai, Kiken). Tại Việt
Nam, xây dựng hạ tầng, xây mới nhà máy vẫn tiếp tục gia tăng nhưng việc nâng
cao thu nhập của tầng lớp trung lưu cũng gia tăng dẫn đến các ngành dịch vụ
phát triển lớn mạnh. Hầu hết các công ty đầu tư thời gian gần đây không phải là
công ty liên quan đến chế tạo, vì thế đã bắt đầu có nhận thức cho rằng Việt Nam
không còn chỉ là địa điểm gia công mà còn là một thị trường. Trung Quốc từng là
nước dẫn đầu về số lượng đưa Thực tập sinh đi Nhật nhưng việc rút ngắn khoảng
cách thu nhập và trình độ học vần nâng cao đã làm giảm đáng kể số lượng TTS,
thay vào đó chính là số lượng TTS Việt Nam. Rất nhiều công ty tiếp nhận TTS Việt
Nam bởi lý do người Việt Nam siêng năng, yêu thích Nhật Bản. Tuy nhiên, cũng giống
như Trung Quốc, khoảng cách thu nhập của VN và Nhật cũng đang thu hẹp, việc bảo
đảm chất và lượng nguồn nhân lực đối với công ty Nhật Bản cũng trở nên khó
khăn.
Vòng tuần hoàn
Nhật Bản và nơi đầu tư
Chính vì thế, cũng có công ty đã bắt đầu xu hướng vận
dụng công ty con ở nước ngoài là nơi đào tạo bồi dưỡng nhân tài, đưa đi công ty
mẹ làm việc và xoay vòng nhân lực tạo nên một chuỗi tuần hoàn.
Nhà sản xuất chế tạo ống thép tiền chế TAK (OSAKA) đã
tiếp nhận 12 Thực tập sinh kỹ năng ngành hàn từ công ty con ở Việt Nam đến nhà
máy KANSAI và nhà máy SAITAMA để làm việc.
Ống thép tiền chế lắp đặt trong cao ốc và nhà máy được
chế tạo trước tại nhà máy các đường ống và khớp nối theo bản vẽ và gia công
hàn.
Để đảm bảo độ tin cậy lâu dài, giám đốc OKUDA NOBUO
quan niệm “ Gia công hàn là đường sinh mệnh của chất lượng” . Để đạt được như vậy,
TAK đã đưa chương trình đào tạo kỹ thuật viên hàn trong thời gian vài năm tại
công ty con ở Việt Nam sau đó đưa sang Nhật làm việc.
So với chương trình thực tập sinh thông thường thì
không cần thời gian chi phí đào tạo tại cơ quan phái cử, vé máy bay cũng được
công ty hỗ trợ nên người tham gia không cần phải vay nợ tiền bạc. Nếu đáp ứng
chuyên môn và có nguyện vọng thì có thể quay lại Nhật làm việc. Vào mùa xuân
năm 2018, Công ty TAK đã ký kết hợp đồng liên kết đào tạo với Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2
( Đồng Nai) và đã tuyển dụng 14 sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành hàn. Trường
Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2 vớ số lượng sinh viên đào tạo khoảng 4.000
người là trường đào tạo nghề có quy mô lớn nhất Nam bộ, đào tạo nhiếu ngành nghề
như ngành hàn và gia công cơ khí. LILAMA
2 được chọn là trung tâm dào tạo kỹ thuật, các giảng viên của các trường đào tạo
nghề địa phương cũng đến thăm, tham gia huấn luyện. TAK tiếp tục tuyển dụng
hàng năm 10-15 sinh viên tốt nghiệp. Những nhân viên được đào tạo nâng cao
chuyên môn tại Nhật sẽ quay trở về đảm trách quản lý, trau đồi chuyên môn, xây
dựng hệ thống tuần hoàn hiệu quả trong việc nâng cao chất và lượng đội ngũ nhân
sự. Đối với trường thì cũng đảm bảo được nơi làm việc sau khi tốt nghiệp của
sinh viên. Giám đốc OKUDA tin tưởng điều này đều giúp ích cho cả LILAMA 2, sinh
viên, công ty con ở Việt Nam và công ty mẹ ở Nhật Bản. Vấn đề còn lại là sự đảm
bảo của nhân viên quay về từ Nhật .
Hướng tới đảm bảo
nguồn nhân lực bằng địa vị và đãi ngộ
Nhu cầu về nhân lực có chuyên môn và ngôn ngữ được
đào tạo tại Nhật là rất cao, nơi chuyển việc cũng có nhiều. TAK luôn tạo điều
kiện cho nhân viên sau khi trở về có cơ hội đi công tác Nhật Bản, cất nhắc vào
vị trí quản lý, chi trả phụ cấp nghiệp vụ để giữ chân nhân viên. Tại Nhật Bản,
các công ty luôn đối mặt với vấn đề thiếu hụt nhân sự, cho dù luật xuất nhập cảnh
có sửa đổi, gia tăng lao động người nước ngoài thì cũng không đảm bảo lực lượng
nhân sự chủ chốt. Tăng lương, nâng cao chế độ đãi ngộ, cùng chia sẻ lợi ích giữa
công ty và nhân viên đã trở thành thời đại cần suy nghĩ nghiêm túc vào lúc này.
Cuộc chiến nhân
lực trong thời kì kinh tế phát triển
Phỏng vấn hiệu trưởng của LILAMA 2 về Luật xuất nhập
cảnh Nhật Bản và triển vọng của cơ quan đào tạo nghề
Có cách nhìn và
suy nghĩ gì về Luật xuất nhập cảnh Nhật Bản sửa đổi?
Có rất nhiều người phải vay mượn tiền để tham gia chế
độ TTS vì thế kéo dài thời gian làm việc tại Nhật chính là ưu điểm, mong muốn
cơ quan tiếp nhận là các xí nghiệp nâng cao chề độ phúc lợi xã hội, điều quan
ngại đó là khả năng suy giảm chất lượng, chúng tôi là nơi đào tạo thực tiễn
nhưng ngay lập tức có thể làm việc tại hiện trường là điều không thể khẳng định.
Tôi cũng lo lắng đối với những sinh viên mới tốt nghiệp lập tức đi Nhật .
Cơ quan đào tạo
nghề ở Việt Nam có những vấn đề tồn tại
hay không?
Ở miền Bắc, các sinh viên có xu hướng lựa chọn học trường
đại học nhiều hơn học nghề, tuy nhiên ở Miền Nam, sinh viên có xu hướng cho người học để có thể kiếm thu nhập dễ dàng. Bản thân trường LILAMA 2 là nơi đào tạo
nghề ở miền Nam nên việc tuyển sinh sinh nghề dễ dàng hơn. Tuy nhiên ở các trường
nghề rất khó tuyển sinh sinh viên theo học ngành hàn.
Những dự định
triển khai sau này là gì?
Bằng việc hợp tác đối tác chiến lược với TAK, lấy đó
làm hình mẫu nhân rộng cho các ngành khác và các công ty khác có vốn đầu tư Nhật.
Với chương trình đào tạo tại công ty con sau đó đưa sang công ty mẹ làm việc mà
không tốn chi phí nên có nhiều sinh viên hứng thú tham gia.