• Tổng quan Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2

    Tổng quan Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2


    Với diện tích đất 12 ha trường đã và đang xây dựng các khu nhà cao tầng, các trung tâm, xưởng thực hành... nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập tăng cao trong những năm sắp tới. Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp

    Kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cắt gọt kim loại

    Kỹ thuật viên Cắt gọt kim loại


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cơ khí xây dựng

    Kỹ thuật viên Cơ khí xây dựng


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA 2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cơ điện tử

    Kỹ thuật viên Cơ điện tử


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thực hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA 2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Giới thiệu chung

    Giới thiệu chung


    Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 là trường công lập thuộc Bộ Xây dựng Xem tiếp

Tin tức

Thông báo đào tạo thí điểm kỹ sư thực hành đầu tiên tại Việt Nam

11:11 | 21/01/2016

Quyết định về Đào tạo thí điểm Kỹ sư thực hành





Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép thí điểm đào tạo cấp bằng cao đẳng, công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành được coi là tín hiệu tích cực cho quá trình hình thành, phát triển ĐH nghề nghiệp, ứng dụng, thực hành ở Việt Nam.

Theo quyết định này, Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng theo chương trình đào tạo căn cứ tiêu chuẩn Level 6 (665) Khung 8 bậc của UNESCO-ISCED 2011 chủ trương cho phép Trường Cao đẳng nghề LILAMA 2 tổ chức đào tạo thí điểm trình độ cao đẳng theo chương trình đào tạo căn cứ tiêu chuẩn Level 6 (665) Khung 8 bậc của UNESCO-ISCED 2011.

Việc cấp bằng tốt nghiệp và công nhận danh hiệu kỹ sư thực hành đối với sinh viên tốt nghiệp theo chương trình đào tạo này sẽ được thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.





Một tiết học thực hành ở trường Cao đẳng nghề LILAMA2

Với sứ mệnh đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược phát triển của ngành xây dựng, đồng thời cung cấp lao động kỹ thuật bậc cao cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Trường Cao đẳng nghề LILAMA2 đã từng bước đổi mới chương trình đào tạo cho các nghề: Chế tạo cơ khí, hàn, lắp máy, lắp ống công nghệ, lắp điện công nghiệp và điều khiển, các tiêu chuẩn quốc tế như: ASME, JIS, AWS, API, IEC… được cập nhật vào giáo trình đào tạo để phù hợp với yêu cầu của DN.

Quyết định cho phép thí điểm của Thủ tướng Chính phủ mở ra hướng phát triển mới cho đào tạo nghề ở bậc ĐH tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo trình độ đại học (ĐH) sao cho khi ra trường người học có khả năng làm việc như thợ lành nghề trở ngày càng trở nên bức thiết nhất là sau khi Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế được triển khai mạnh mẽ.

Còn nhớ, tại một số hội nghị của ngành giáo dục, trong năm 2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhiều lần nhấn mạnh đến việc phải phân tầng ĐH theo Luật Giáo dục ĐH thành ĐH nghiên cứu, ĐH ứng dụng, thực hành; đồng thời tạo sự liên thông thông suốt trong đào tạo nghề từ bậc sơ cấp, trung cấp đến CĐ, ĐH.

Gần đây nhất, trong cuộc họp ngày 26/8/2014, của Ủy ban Quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Ủy ban đã nhấn mạnh yêu cầu hệ thống giáo dục nghề nghiệp phải được chuẩn hóa lại từ sơ cấp nghề đến trung cấp nghề, cao đẳng nghề theo hướng liên thông mở, có sự quản lý thống nhất giữa Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TB&XH. Hệ thống ĐH phân loại thành ĐH nghiên cứu và ĐH nghề nghiệp, ứng dụng, thực hành.





Sinh viên thực hành





Trên thực tế, nhiều mô hình, chương trình giáo dục ĐH định hướng nghề nghiệp ứng dụng được triển khai tại một số trường ĐH ở Việt Nam được đánh giá cao. Tuy nhiên, quan niệm học ĐH để làm “thầy”, ngồi văn phòng; học nghề chỉ làm thợ, lao động tay chân vẫn tồn tại khá phổ biến trong xã hội. Vì vậy,thay đổi nhận thức về khái niệm thầy và thợ không thể một sớm một chiều mà giải pháp tốt nhất hợp với xu thế giáo dục hiện đại là phát triển ĐH ứng dụng, ĐH nghề. Qua đó, không chỉ đáp ứng mong muốn có bằng ĐH cho học sinh và các gia đình của họ, mà quan trọng hơn ĐH nghề cung cấp cho xã hội một đội ngũ nhân lực trình độ cao.

Theo ông Cao Văn Sâm, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, việc có thêm bậc ĐH với danh hiệu kỹ sư thực hành sẽ “giúp xóa bỏ định kiến học nghề không có bằng cấp”, đáp ứng nhu cầu chính đáng muốn phát triển con đường học tập của người học. Tương lai, các ngành này có thể nâng cao lên các bậc tiến sĩ nghề, thạc sĩ nghề.

Còn trong một bài viết của mình trên báo Nhân dân, TS. Ngô Tứ Thành (ĐH Bách khoa Hà Nội) đã bày tỏ quan điểm đã đến lúc Việt Nam cần có đội ngũ công nhân chất lượng cao, khâu đào tạo phải thật chuyên nghiệp, tránh tình trạng chất lượng đào tạo nghề như hiện nay.

TS. Ngô Tứ Thành đề xuất giải pháp chọn những trường ĐH “top trên” có cơ sở vật chất với trang thiết bị đào tạo hiện đại được phối hợp với các trường CĐ nghề chất lượng cao cùng tham gia đào tạo ĐH nghề.

ĐH “top trên” và các trường CĐ nghề sẽ tích hợp các lợi thế của nhau để hỗ trợ và bổ sung nhau nhằm nâng cao chất lượng đào tạo kỹ sư thực hành. Làm được như vậy sẽ tạo ra cách thức đào tạo thống nhất, chương trình thống nhất, nâng dần chất lượng và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Với giải pháp này, các trường Cao đẳng sẽ tận dụng thế mạnh về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và thương hiệu của trường ĐH. Giảng viên các trường CĐ trở thành giảng viên ĐH chuyên dạy hệ kỹ sư thực hành.Sau khi tốt nghiệp ĐH nghề có thể dễ dàng học liên thông lên các bậc cao hơn.

Có thể khẳng định nếu như phát triển hệ thống ĐH nghề, truyền thống hiếu học của người Việt sẽ tiếp tục được tỏa sáng, điều đặc biệt xã hội sẽ không còn lo “thừa thầy thiếu thợ”. Sẽ không còn tình cảnh các thạc sĩ (dạng tinh hoa) thất nghiệp quay lại học trung cấp nghề để xin việc. Những thanh niên có sở trường theo nghề ứng dụng muốn được làm “thầy” không nhất thiết phải theo học lên ĐH (tinh hoa) mà sẽ học ĐH nghề phù hợp.



Minh Khôi (tổng hợp)

Việt Báo (Theo_Báo Chính Phủ)















Các tin khác
  

1900886841
Lilama2.pdaotao@gmail.com
Hỏi đáp
Thiết kế website trường học
thegioixinh.net thienhaso.com