• Tổng quan Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2

    Tổng quan Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA 2


    Với diện tích đất 12 ha trường đã và đang xây dựng các khu nhà cao tầng, các trung tâm, xưởng thực hành... nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy và học tập tăng cao trong những năm sắp tới. Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp

    Kỹ thuật viên Điện tử công nghiệp


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cắt gọt kim loại

    Kỹ thuật viên Cắt gọt kim loại


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cơ khí xây dựng

    Kỹ thuật viên Cơ khí xây dựng


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thưc hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA 2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Kỹ thuật viên Cơ điện tử

    Kỹ thuật viên Cơ điện tử


    • Chương trình đào tạo và thiết bị thực hành theo tiêu chuẩn Đức • Được học thực hành tại Doanh nghiệp • Có cơ hội được các doanh nghiệp hàng đầu tuyển dụng ngay trên ghế nhà trường • Được cấp bằng Cao đẳng nghề nâng cao của trường LILAMA 2 • Gửi hồ sơ về Phòng đào tạo • Hotline: 0908 177 160 Xem tiếp

  • Giới thiệu chung

    Giới thiệu chung


    Trường Cao đẳng Công nghệ Quốc tế LILAMA2 là trường công lập thuộc Bộ Xây dựng Xem tiếp

Hoạt động nổi bật

HỘI NGHỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN 2016-2020


HỘI NGHỊ BÁO CÁO TỔNG KẾT DỰ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIAI ĐOẠN 2021-2022

 

Vào hồi 8h ngày 18/12/2020, tại Trường Cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2, Bộ Lao Động và Thương Binh Xã Hội đã chủ trì tổ chức Hội thảo báo cáo tổng kết tình hình triển khai, kết quả thực hiện dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp” thuộc chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp – việc làm và an toàn lao động giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025, sau 4 năm thực hiện quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 20/06/2017 nhằm tổng kết đánh giá kết quả thực hiện dự án, Hội nghị sẽ ưu tiên cho đại diện các trường đưa ra các vấn đề thảo luận.

Chương trình được truyền trực tiếp trên trang Fanpage của trường cao đẳng công nghệ quốc tế Lilama 2 tại: https://www.facebook.com/lilama2.vn

Tham dự và chỉ đạo hội nghị có ông Lê Tấn Dũng – Thứ trưởng Bộ Lao Động và Thương Binh Xã hội và ông Trương Anh Dũng – Tổng cục Trưởng Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp, ông Đào Việt Dũng – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính Xây Dựng, ông Vũ Xuân Hùng – Vụ trưởng Vụ
Đào tạo chính quy, ngoài ra còn có sự hiện diện của các bộ ngành, các ban vụ, văn phòng chính phủ, đại diện vụ Giáo Dục Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, vụ Kế Hoạch Tài Chính, ban Quản Lý Dự Án Các Chương Trình Mục Tiêu, vụ Đào Tạo Chính Quy, vụ Kỹ Năng Nghề, đại diện phóng viên của một số cơ quan thông tấn báo chí … cùng các thầy cô là Hiệu Trưởng các trường Cao đẳng, Trung cấp và Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật được thụ hưởng dự án phê duyệt đào tạo các ngành trọng điểm theo quyết định 169
/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội.

Ông Lê Tấn Dũng – Thứ Trưởng Bộ Lao Động và Thương Binh Xã hội

Phát biểu khai mạc Hội nghị Ông Lê Tấn Dũng Thứ Trưởng Bộ Lao Động và Thương Binh Xã hội cho biết với sự phối hợp của các bộ ngành và nỗ lực của các bên liên quan trong giai đoạn 2016-2020 về triển khai dự án đã đạt được nhiều thành công, chương trình này tốt giúp cho các trường được mở rộng và đổi mới toàn diện; hội nghị tập trung đi thẳng vào nội dung đánh giá sau 5 năm qua những cái gì dự án đã đạt được, những cái còn tồn đọng và bất cập là gì, các đơn vị được thụ hưởng chính là các cơ sở Giáo dục nghề đưa ra vấn đề thảo luận để định hướng cho giai đoạn tiếp theo. Chỉ rõ nguyên nhân chưa được, đặc biệt là mong muốn các đại biểu đưa ra đánh giá chính xác, đề xuất kiến nghị cụ thể sắp tới cần thực hiện những gì, bởi đây là buổi hội nghị chuẩn bị cho một giai đoạn mới. Các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp phải chủ động, tích cực bằng mọi điều kiện, nguồn lực để xây dựng thành một đơn vị vững mạnh, xây dựng đội ngũ giảng viên có kỹ năng nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước.

Ông Trương Anh Dũng – Tổng cục Trưởng Tổng cục Giáo Dục Nghề Nghiệp và Ông Nguyễn Khánh Cường – Hiệu Trưởng trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2

Tổng kết, đánh giá tình hình triển khai và kết quả thực hiện dự án

Tại hội nghị, Bà Khương Thị Nhàn – Vụ trưởng vụ Kế Hoạch Tài Chính trình bày báo cáo tổng kết đánh giá dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo Dục Nghề Nghiệp” giai đoạn 2016-2020, ngay sau khi dự án được phê duyệt Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các bộ ngành và địa phương hỗ trợ đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố căn bản của giáo dục nghề nghiệp về cơ chế chính sách, hoạt động đào tạo dựa trên các chuẩn năng lực, chuẩn đẩu ra, các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề để đáp ứng nhu cầu thực tiễn của thị trường lao động và hội nhập với các quốc gia tiên tiến trong khu vực ASEAN và thế giới.

Bà Khương Thị Nhàn - Vụ trưởng vụ Kế Hoạch Tài Chính

Với tổng kinh phí thực hiện dự án là 12.197,2 tỷ đồng (điều chỉnh tăng thêm khi có nguồn nhưng không vượt quá 12.845 tỷ đồng) được thiết kế bao gồm 8 hoạt động trong đó có 7 hoạt động thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, đã góp phần thực hiện mục tiêu hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp cho khoảng 1,35 triệu người (trong đó có khoảng 5% đạt ở cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN và quốc gia), hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường nghề. Đầu tư đồng bộ cho khoảng 100 nghề trọng điểm và tư vấn truyền thông hướng nghiệp về giáo dục nghề nghiệp gắn với việc làm đáp ứng thị trường lao động.

Hoạt động “Lựa chọn, phê duyệt ngành nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng 2025” theo đó lựa chọn 144 ngành nghề trọng điểm quốc gia ở các cấp độ, trong đó có 68 ngành nghề trọng điểm ở cấp độ quốc tế, 101 ngành nghề ở cấp độ khu vực ASEAN với 398 trường công lập và 59 trường tư thục được quy hoạch ngành nghề trọng điểm.

Trong hoạt động “Chuẩn hóa, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý Giáo dục nghề nghiệp” tăng lên đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp. Công tác đào tạo nghề có nhiều chuyển biến, số lượng tuyển sinh hàng năm tăng lên và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Sinh viên tốt nghiệp tại các ngành nghề trọng điểm đáp ứng được nhu cầu của người tuyển dụng lao động.

Bên cạnh đó cũng còn một số khó khăn hạn chế trong thực hiện dự án đó là kinh phí phải chia nhỏ cho các trường, việc mua sắm thiết bị phục vụ cho quá trình đào tạo còn nhiều vướng mắc, trong quy hoạch đào tạo nghề trọng điểm có một số trường khó không tuyển sinh được một số ngành nghề dẫn đến thiết bị không được sử dụng hoặc tần suất sử dụng ít, đặc biệt là các chương trình chuyển giao từ nước ngoài do chưa có nhiều kinh nghiệm nên dẫn đến quá trình chuyển giao chậm tiến độ.

Định hướng giai đoạn 2021-2025 và mục tiêu, nhiệm vụ năm 2021

Trong sự góp phần thành công của hội nghị tổng kết dự án “Đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục nghề nghiệp” giai đoạn 2016-2020 và định hướng giai đoạn 2021-2025 tại Hội nghị lần này, Bà Khương Thị Nhàn – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính đã trình bày. Với tình hình bối cảnh trong nước và quốc tế có những mặt thuận lợi và cũng đầy thách thức đã chỉ rõ 5 yêu cầu đạt ra cho hệ thống giáo dục nghề nghiệp đó là: Tăng quy mô và nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo; Phát triển giáo dục nghề nghiệp mở và linh hoạt hơn nữa để bắt kịp xu thế của thế giới; Chuyển đổi mô hình đào tạo truyền thống sang gắn kết doanh nghiệp, doanh nghiệp phải là nhà trường thứ hai; Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, trong đó tự chủ tài chính các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp công lập là xu thế tất yếu; Chuyển đổi số, Ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ hơn nữa trong quản lý, điều hành và tổ chức đào tạo.

Bà Khương Thị Nhàn trình bày Định hướng giai đoạn 2021-2025

Từ đó đã đề ra Định hướng đầu tư trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021-2025 là tập trung đầu tư phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp hiệu quả trong kế hoạch đầu tư công với chương trình cụ thể. Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2020-2030, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với Ủy ban Dân tộc xây dựng báo cáo nghiên cứu khả thi Tiểu dự án 3 phát triển giáo dục nghề nghiệp với đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của người dân tộc thiểu số, đào tạo nghề cho hơn 3 triệu người; giải quyết việc làm cho hơn 4 triệu hộ đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh nghèo ở nơi đặc biệt khó khăn.

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo và An sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 với các Tiểu dự án “Đổi mới và phát triển hệ thống GDNN chất lượng cao” về quy mô, chất lượng và hiệu quả GDNN nhất là đào tạo theo hướng ứng dụng, thực hành tiếp cận với các nước phát triển trong ASEAN -4 và G20, chất lượng lao động đủ sức cạnh tranh trong nền công nghiệp 4.0 và hội nhập quốc tế. Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 với dự án “Đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn” góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân vùng nông thôn.

Chương trình đầu tư công “Đầu tư đồng bộ cơ sở, vật chất thiết bị và điều kiện đảm bảo chất lượng cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chất lượng cao tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4 và G20” với mục tiêu cụ thể đến năm 2025 sẽ hiện đại hóa để hình thành hệ thống 70 trường Cao đẳng chất lượng cao (trong đó 3 trường tiếp cận trình độ các nước trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4) đạt tiêu chuẩn quốc tế, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GDNN ở Việt Nam, dự kiến tổng kinh phí là 26.380 tỷ đồng. Trong đó tập trung hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho 90 trường Cao đẳng có năng lực đào tạo tốt cho khoảng 3000 học sinh; đặc biệt là hỗ trợ đầu tư các khu thực hành thực tập sản xuất phù hợp với đào tạo ngành nghề của trường, hình thành các trung tâm đào tạo xuất sắc, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2021 cần triển khai một số nội dung đề nghị các bộ, ngành rà soát, cắt giảm, tạm dừng các ngành nghề trọng điểm tại các cơ sở GDNN chưa thực sự cần, hay những cơ sở có lượng tuyển sinh gần đây đạt chỉ tiêu thấp, tập trung kinh phí hoàn thành các hoạt động, nội dung đang thực hiện dở dang, các dự án đầu tư có hiệu quả và kết quả tuyển sinh tốt, tập trung vào các lĩnh vực đào tạo xanh, phù hợp với cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Lãnh đạo Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp chủ trì phiên thảo luận

Trong thời gian trao đổi thảo luận, đã được các đại biểu tham dự hội nghị đề xuất, kiến nghị các nội dung liên quan về dự án, các vấn đề còn vướng mắc trong quá trình triển khai một cách công tâm cụ thể xoay quanh vấn đề sử dụng trang thiết bị đầu tư công, xây dựng trường học thông minh, nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư có trọng điểm, liên quan đến tầm vĩ mô trong điều hành sẽ được Bộ và Tổng cục, và các ban vụ tiếp thu triển khai trong thời gian tới.

Dưới đây là một số hình ảnh trong cuộc trao đổi thảo luận của các đại biểu tham gia hội nghị:

    

    

 



Ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Phát biểu kết luận Hội nghị, Ông Trương Anh Dũng - Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp ghi nhận những ý kiến đóng góp tại Hội nghị về triển khai dự án. Tổng Cục trưởng đã lưu ý một số nội dung về triển khai dự án và đề nghị các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã được đầu tư cần tích cực triển khai đồng bộ, và sử dụng có hiệu quả không được để lãng phí. Chương tình đã có những hiệu quả nhưng cũng cần chỉ rõ hạn chế nhất định, nhiều mục tiêu chưa thực hiện được, tiến độ triển khai và thông tư hướng dẫn chậm, nguồn lực phải phân chia nhỏ, các cơ chế vận hành của các địa phương vẫn gây ra khó khăn cho các cơ sở tiếp cận, bên cạnh đó chưa khảo sát đầy đủ nhu cầu của các ngành nghề ở các khu vực chưa gắn với doanh nghiệp và thị trường lao động dẫn đến thiết bị đầu tư sử dụng không hiệu quả gây lãng phí. Các cơ sở giáo dục cần đưa ra các yêu cầu đề xuất các giải pháp điều chỉnh, định hướng trong giai đoạn mới của dự án, nhằm bảo đảm đạt mục tiêu của dự án. Để đổi mới hệ thống GDNN việc tăng cường và tiếp tục đầu tư cho các cơ sở dạy nghề rất quan trọng, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội thừa ủy quyền của Thủ Tướng đã đề xuất với Chính Phủ và Quốc Hội đưa nội dung Phát triển Hệ thống GDNN, đầu tư GDNN vào 3 chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn mới. Và bên cạnh đó đang tiếp tục đề xuất Chương trình đầu tư công tập trung cho các trường trọng tâm, trọng điểm chất lượng cao đi đầu trong giai đoạn mới.

Tin mới

  

1900886841
Lilama2.pdaotao@gmail.com
Hỏi đáp
Thiết kế website trường học
thegioixinh.net thienhaso.com